Điều kiện mở quầy thuốc tư nhân là gì? Chi phí mở quầy thuốc tư nhân

Mở quầy thuốc tư nhân không phải là chuyện đơn giản bởi nhiều yêu cầu về bằng cấp, thủ tục đi kèm. Nếu bạn đang bối rối vì không biết điều kiện mở quầy thuốc tư nhân được pháp luật quy định thế nào, chi phí mở là bao nhiêu? Cùng Sàn Dược Phẩm tìm đáp án trong bài viết dưới đây nhé!

1. Điều kiện mở quầy thuốc tư nhân là gì?

Điều kiện mở quầy thuốc tư nhân là gì

Không ít bạn trẻ lựa chọn ngành dược với ước mơ khởi nghiệp mở quầy thuốc trong tương lai. Nhất là sau khoảng thời gian sống với dịch bệnh, ý thức bảo vệ sức khỏe của người Việt ngày một tăng cao. Kinh doanh dược phẩm cũng trở thành “vùng đất” màu mỡ và đầy hứa hẹn. 

Tuy nhiên, điều kiện mở quầy thuốc tư nhân cũng không hề dễ dàng. Các dược sĩ phải đáp ứng được những quy định riêng về mặt pháp lý như: 

1.1. Điều kiện với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược

Để kinh doanh quầy thuốc, bắt buộc phải có dược sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn về dược. Căn cứ theo Luật Dược 2016, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải là dược sĩ và được Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề. 

Cụ thể, người này phải đáp ứng được một trong ba loại văn bằng chuyên môn: bằng trung cấp ngành dược, bằng cao đẳng ngành dược và bằng đại học ngành dược. Đồng thời, có tối thiểu 1,5 năm (18 tháng) thực hành chuyên môn tại cơ sở dược thích hợp. 

Đây cũng chính là câu trả lời chuẩn xác dành cho câu hỏi “Mở quầy thuốc tây cần bằng cấp gì”. Đây là điều kiện đầu tiên nhưng cũng vô cùng quan trọng mà các dược sĩ cần lưu ý. Nếu cố tình mở quầy thuốc tư nhân chui, không có giấy phép hành nghề, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn trước pháp luật. 

Điều kiện với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược

>> Giải đáp: Bằng cao đẳng dược được mở quầy thuốc ở đâu? 

1.2. Điều kiện về thủ tục, giấy tờ

Đây là một trong những điều kiện mở quầy thuốc tư nhân khiến nhiều người phải lo lắng, băn khoăn nhất. Theo quy định, để bắt đầu hoạt động kinh doanh, các chủ quầy cần chuẩn bị các giấy tờ sau: 

  • Chứng chỉ hành nghề dược (được Sở Y tế cấp phép) 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (được cấp bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư hoặc Ủy Ban Nhân Dân nơi định mở quầy thuốc)
  • Giấy tờ chứng minh đủ kiện kinh doanh dược phẩm
  • Giấy chứng nhận GPP “Thực hành tốt bán lẻ thuốc

1.3. Điều kiện với cơ sở vật chất của quầy thuốc 

Như đã đề cập, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP là điều kiện mở quầy thuốc tư nhân bắt buộc. GPP không chỉ được thể hiện qua nhân sự, hoạt động mà còn là cơ sở vật chất. 

Để được cấp phép, quầy thuốc của bạn cần đáp ứng được những tiêu chí sau:

  • Yêu cầu tối thiểu với diện tích là 10m2, địa điểm thuận tiện, đông dân cư 
  • Thiết kế và nội dung in trên biển hiệu đạt tiêu chuẩn GPP
  • Không gian thoáng đãng, sạch sẽ, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc

Điều kiện với cơ sở vật chất của quầy thuốc 

  • Phân chia khu vực thuốc rõ ràng, tránh nhầm lẫn: khu thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vật tư y tế, mỹ phẩm, khu ra lẻ,… 
  • Trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản thuốc và bán thuốc: tủ thuốc, quầy thuốc, bao bì ra lẻ, khay đếm thuốc, dụng cụ cắt thuốc, máy đo nhiệt độ – độ ẩm, máy lạnh, cân sức khỏe, máy đo huyết áp,… 
  • Sổ sách, máy tính lưu trữ thông tin cho quầy thuốc: sổ kiểm soát chất lượng thuốc, sổ giải quyết khiếu nại – thu hồi thuốc, sổ vệ sinh nhà thuốc, sổ ghi chép đơn thuốc không hợp lệ,… 
  • Dụng cụ, thiết bị phòng cháy chữa cháy: bình xịt, bộ kit báo động,… 

>> Tìm hiểu thêm: Điều kiện và 5 kinh nghiệm chi tiết về kinh doanh quầy thuốc, nhà thuốc năm 2023

1.4. Chi phí mở quầy thuốc tư nhân 

Đối với mọi ngành nghề kinh doanh, nguồn vốn luôn là yếu tố tiên quyết. Cho dù bạn có chuẩn bị giấy tờ về mặt pháp lý chu đáo đến mấy mà không có vốn thì cũng chẳng thể nào bắt đầu “cuộc chiến”. 

Vậy chi phí mở quầy thuốc tư nhân bao nhiêu là đủ? Để trả lời một con số chính xác thì rất khó, bởi điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: địa điểm kinh doanh, quy mô,… 

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạch toán được chi phí dựa trên một vài yếu tố quan trọng sau: 

  1. Chi phí thuê mặt bằng: trung bình từ 3 – 7 triệu tùy theo vị trí, quy mô dân cư,… nơi bạn định mở quầy thuốc 
  2. Chi phí dành cho trang thiết bị: bạn cần bỏ ra từ 30 -40 triệu để sắm sửa đầy đủ các trang bị theo quy định
  3. Chi phí thuê nhân sự: thông thường, số tiền mà bạn cần trả cho một nhân viên đứng quầy rơi vào khoảng 6 – 10 triệu đồng/tháng (tùy theo kinh nghiệm và tiếng tăm của dược sĩ) 
  4. Chi phí về giấy tờ, thủ tục, thuế: mức giá tham khảo từ 10 – 15 triệu
  5. Chi phí đầu tư nguồn hàng thuốc để bán: trung bình từ  80 – 150 triệu tùy theo chủng loại, số lượng thuốc mà bạn nhập vào

Chi phí mở quầy thuốc tư nhân

Có thể nói, chi phí lớn nhất để mở một quầy thuốc tư nhân chính là chi phí dành cho nguồn hàng. Để trang bị đầy đủ Danh mục thuốc thiết yếu tại quầy thuốc chất lượng cao, giá thành tốt thì các dược sĩ cần tìm tới các nguồn nhập hàng uy tín. Trong đó, Sàn Dược Phẩm chắc chắn sẽ là cái tên không khiến bạn phải thất vọng. 

Sau gần một thập kỷ hoạt động, Sàn Dược Phẩm may mắn được đồng hành cùng hàng ngàn nhà thuốc trên toàn quốc. Với tôn chỉ “Giá tốt – Uy tín – Giao nhanh”, đơn vị cam kết giao đến tay khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá thành ưu đãi nhất. Cùng với đó là những chương trình khuyến mãi hấp dẫn được triển khai liên tục trong năm. 

>>Giải đáp: Bằng trung cấp dược được mở quầy thuốc ở đâu?

Như vậy, bạn cần chuẩn bị số vốn từ 150 – 300 triệu nếu muốn một quầy thuốc tư nhân. Tùy theo điều kiện kinh tế của bản thân mà các dược sĩ đưa ra quyết định phù hợp. 

Trên đây là những chia sẻ về Điều kiện mở quầy thuốc tư nhân là gì? Chi phí mở quầy thuốc tư nhân. Hy vọng sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ về mô hình kinh doanh này.

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại