Quầy thuốc Tây được bán những gì? Những điều đặc biệt cần lưu ý

Đừng lầm tưởng quầy thuốc sẽ được bán mọi loại thuốc , chỉ cần đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Những mặt hàng được phép kinh doanh tại quầy thuốc luôn được quy định nghiêm ngặt trong các văn bản pháp luật đã ban hành. Vậy, bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời chi tiết cho câu hỏi “Quầy thuốc Tây được bán những gì?.

 

1. Sự khác biệt trong hàng hóa được phép kinh doanh giữa nhà thuốc và quầy thuốc

Nhà thuốc Quầy thuốc
– Mua thuốc để kinh doanh bán lẻ (trừ vắc xin); trường hợp mua, bán thuốc cần phải kiểm soát đặc biệt 

>> Thuốc thuộc danh mục thuốc hạn chế bán lẻ quy định tại Điều 34 của Luật Dược 2016.

– Người có Bằng Dược sĩ được phép thay thế thuốc đã kê đơn bằng một loại thuốc khác có cùng chức năng, liều lượng khi người mua cũng đồng ý và phải chịu trách nhiệm về quyết định thay đổi đơn thuốc.

– Có quyền được tham gia cấp, phát thuốc của bảo hiểm, chương trình hay các dự án y tế khi đáp ứng đủ yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó..

– Được mua, bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếudanh mục thuốc không kê đơn (trừ vắc xin).

– Dược sĩ tại quầy thuốc không được phép thay thế thuốc trong đơn thuốc đã được kê.

Như vậy, phạm vi kinh doanh bán lẻ của quầy thuốc bị giới hạn hơn so với nhà thuốc.

>> Danh mục thuốc thiết yếu tại quầy thuốc 2023

2. Danh mục các loại thuốc được phép kinh doanh bán lẻ tại quầy thuốc

Giải đáp cho câu hỏi “Quầy thuốc Tây được bán những gì?” mà chúng ta đã đặt ra ở đầu bài, sau đây, bài viết sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Những danh mục được bán tại quầy thuốc Tây gồm có:

2.1. Danh mục thuốc thiết yếu

Danh mục thuốc thiết yếu

Thông tư số 19/2018/TT-BYT đã quy định cụ thể, rõ ràng danh sách những loại thuốc nằm trong Danh mục thuốc thiết yếu, với 2 phụ lục rõ ràng là danh mục thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm thiết yếu và danh mục thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu.

Danh mục thuốc hóa dược, vắc xin và sinh phẩm thiết yếu:

  •       Thuốc gây mê, gây tê;
  •       Thuốc giảm đau;
  •       Thuốc chống hiện tượng dị ứng và dùng được trong các trường hợp quá mẫn;
  •       Thuốc giải độc;
  •       Thuốc chống co giật/ động kinh;
  •       Thuốc chữa các bệnh ký sinh trùng, chống lại sự nhiễm khuẩn;
  •       Thuốc điều trị đau nửa đầu;
  •       Thuốc chống các tế bào của bệnh ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể;
  •       Thuốc chống Parkinson;
  •       …..

Danh mục thuốc cổ truyền thiết yếu:

  •       Nhóm thuốc khu phong trừ thấp;
  •       Nhóm thuốc các bệnh về dạ dày như nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tỳ;
  •       Nhóm thuốc giúp ổn định an thần, định chí, hỗ trợ dưỡng tâm;
  •       Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế;
  •       Nhóm thuốc chữa các bệnh về Dương, về Khí;
  •       Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết;
  •       …..

Có tổng tất cả hơn 1000 loại thuốc được liệt kê trong danh mục này, để nắm rõ ràng và chi tiết hơn, hãy truy cập thuvienphapluat.vn, tìm hiểu thêm tại Phụ lục I và II của Thông tư số 19/2018 TT-BYT này.

>> Chi tiết về Danh mục thuốc thiết yếu tại quầy thuốc mới nhất năm 2023

2.2. Danh mục thuốc không kê đơn

Danh mục thuốc không kê đơn

  •       Acetylcystein;
  •       Acid acetylsalicylic dạng đơn thành phần hoặc phối hợp với vitamin C/ acid citric/ natri bicarbonat/ natri salicylat;
  •       Acid boric đơn (hoặc phối hợp) thành phần;
  •       Acid mefenamic;
  •       Benzocain dạng phối hợp;
  •       …..

Nắm rõ được 243 loại thuốc nằm trong Danh mục thuốc không kê đơn tại Thông tư số 07/2017/TT-BYT.

>> 5 kinh nghiệm hay khi kinh doanh quầy thuốc và những điều kiện bắt buộc

2.3. Danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt

  •       Có chứa chất gây nghiện;
  •       Có chứa chất hướng thần;
  •       Danh sách các tiền chất dùng làm thuốc;
  •       …..

Tìm hiểu kỹ thêm tại các phụ lục của Thông tư số 20/2017/TT-BYT. Trường hợp bán thuốc trong Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt, quầy thuốc phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về dược.

>> Có nên mở quầy thuốc GPP không? Ưu và nhược điểm

2.4. Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ

Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ

Tại Phụ lục III của Thông tư 07/2018/TT-BYT đã quy định rõ ràng các loại thuốc hạn chế bán lẻ. Có thể kể đến như:

  •       Artemether phối hợp với thuốc Lumefantrine;
  •       Streptomycin;
  •       Amikacin;
  •       …..

Các thuốc trong danh mục này hầu hết là một số loại thuốc đặc biệt trong chữa trị bệnh sốt rét, bệnh lao và HIV. Quầy thuốc muốn kinh doanh những mặt hàng này thì phải được cấp phép bằng văn bản của Sở Y tế.

3. TOP 03 loại thuốc không được phép bán tại quầy thuốc

Danh mục thuốc không kê đơn

Sau khi đã biết quầy thuốc Tây được bán những gì, bạn cũng cần phải lưu ý thêm những mặt hàng không được phép bán ở quầy thuốc. Nắm rõ 03 “KHÔNG” tại quầy thuốc để giúp quầy thuốc của bạn hoạt động lâu dài, tránh vi phạm pháp luật về dược:

  •       KHÔNG bán thuốc không có trong Danh mục thuốc không kê đơn (tức là không được bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc).
  •       KHÔNG thay thế thuốc trong đơn thuốc đã được kê.
  •       KHÔNG bán các loại nguyên liệu làm thuốc (trừ dược liệu).

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc trong “Quầy thuốc Tây được bán những gì?”. Nắm được những mặt hàng được phép kinh doanh, bạn hãy tìm cho mình một nhà phân phối phù hợp. Nếu muốn tìm hàng nhanh nhất, rẻ nhất, cho quầy thuốc của mình, hãy liên hệ với chúng tôi tại sanduocpham.vn để hưởng ngay ưu dãi “NÓNG” trong tháng 6 này nhé!

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại