Bảo quản thuốc cần lưu ý những gì?

Việc bảo quản thuốc là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với các cơ sở kinh doanh dược phẩm. Bởi vì thuốc chỉ cần một chút hư hại, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sẽ có thể mang lại những nguy hại, rủi ro cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Các quy định về bảo quản dược phẩm cần thực hiện nghiêm ngặt và cẩn thận tuyệt đối.

1. Nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình bảo quản thuốc

Nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình bảo quản thuốc

Thông thường, điều kiện bảo quản của các loại thuốc sẽ được in ấn ngay trên bao bì sản phẩm.

Chú ý những cụm từ “tránh xa ánh sáng trực tiếp”, “bảo quản ở nhiệt độ 17ºC”, “bảo quản ở nhiệt độ 22ºC”, “bảo quản ở nhiệt độ thường”,… nằm ngay trên bao bì của thuốc. Sau đó căn cứ vào đó để đưa thuốc tới nơi bảo quản thích hợp.

Theo tiêu chuẩn của GPP – Thực hành tốt nhà thuốc, nhiệt độ của nhà thuốc phải ở dưới 30 độ C để chất lượng thuốc được bảo đảm nhất.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn GSP – Thực hành tốt bảo quản thuốc còn yêu cầu:

  • Kho mát: nhiệt độ khoảng 8 – 150ºC;
  • Kho lạnh: nhiệt độ dưới 8ºC;
  • Kho đông lạnh: nhiệt độ dưới -10ºC
  • Tủ lạnh: nhiệt độ khoảng từ 2 – 80ºC.

Ngoài ra, độ ẩm thông thường để bảo quản dược phẩm là không quá 70%. Tùy vào từng loại thuốc cụ thể, độ ẩm sẽ được thiết lập ở các mức độ khác nhau.

Nhiệt độ và độ ẩm là 2 yếu tố cơ bản những quan trọng nhất trong bảo quản thuốc. Vậy nên các cơ sở kinh doanh liên quan đến dược phẩm cần phải trang bị hệ thống làm lạnh và duy trì độ ẩm.

2. Bảo quản một số loại thuốc

Bảo quản một số loại thuốc

  • Thuốc viên và thuốc kháng sinh: bảo quản trong nhiệt độ từ 15 – 25ºC;
  • Thuốc bột: chú ý độ ẩm dưới 8%;
  • Thuốc viên bao: tránh xa ánh sáng trực tiếp và tia cực tím;
  • Thuốc đặt: bảo quản trong nhiệt độ từ 8 – 15ºC;
  • Thuốc tiêm hoặc siro: tránh xa ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao.

>> Nếu là nhà thuốc, quầy thuốc, phong khám tư nhân,.. Bạn hãy TẠO TÀI KHOẢN để có thể:

  • xem mức giá của 20.000 sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng
  • Nhận được những chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.
  • Được đội chăm sóc khách hàng chủ động liên hệ, tư vấn và hỗ trợ

3. Tiêu chí sắp xếp thuốc

Tiêu chí sắp xếp thuốc

 Sắp xếp thuốc theo tiêu chí 03 dễ và 05 chống.

– 03 dễ:

  • Dễ thấy: hướng tên của sản phẩm ra bên ngoài.
  • Dễ lấy: giữa các sản phẩm có không gian vừa đủ để lấy được thuốc, sắp xếp ngay ngắn, thẳng lối, sử dụng các kệ tủ có vách ngăn.
  • Dễ kiểm tra: sắp xếp sao cho có thể dễ dàng kiểm tra về số lượng và chất lượng sản phẩm.

– 05 chống:

  • Chống ánh sáng, nắng, ẩm, mối mọt, nấm mốc, côn trùng: cất trữ thuốc ở nơi cao ráo, kín đáo, thông thoáng, có hệ thống thoát nước,
  • Chống nhầm lẫn: thuốc dễ gây nhầm lẫn thì tách riêng ra, có ngăn cách rõ ràng, nên đánh dấu bằng bảng tên của thuốc, không dùng lẫn lộn bao bì giữa các loại thuốc khác nhau,
  • Chống cháy nổ: có hệ thống phòng cháy – chữa cháy theo quy định PCCC.
  • Chống quá hạn sử dụng: sắp xếp thuốc theo nguyên tắc FEFO, hàng hóa dễ hỏng và hạn sử dụng còn ngắn thì xuất trước, hàng hóa còn hạn dùng dài thì xuất sau.
  • Chổng đổ vỡ, hư hỏng, hao tổn: cẩn thận và kiểm tra thuốc bảo đảm thường xuyên.

Để thuận tiện cho việc bảo quản, bạn có thể sắp xếp thuốc theo từng nhóm có cùng điều kiện bảo quản về nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm. Một số loại thuốc nằm trong danh mục thuốc bị kiểm soát đặc biệt thì phải bảo quản riêng theo quy định.

4. Cách bảo quản thuốc trong kho

Cách bảo quản thuốc trong kho

Quy trình bảo quản tại kho thuốc được diễn ra như sau:

  • Hàng hóa được cấp – phát dựa trên 2 nguyên tắc phổ biến nhất là: FEFO (First Expired First Out – hết hạn trước xuất trước) hoặc FIFO (First In First Out – Nhập trước xuất trước).
  • Sử dụng các kệ, tủ thuốc cao so với mặt đất để sắp xếp thuốc, đảm bảo thuốc sẽ không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, ẩm mốc của nền đất.
  • Bao bì thuốc cũng phải được bảo đảm nguyên vẹn trong suốt quá trình lưu trữ trong kho.
  • Không sử dụng lẫn lộn bao bì sản phẩm, tức là không dùng bao bì của thuốc này để đóng gói cho thuốc kia. Sự lẫn lộn này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
  • Những loại dược phẩm nhạy cảm với ánh sáng thì đóng gói cẩn thận trong bao bì, cất trong phòng kín, tránh xa ánh sáng.
  • Những loại dược phẩm nhạy cảm với độ ẩm, dễ bay hơi cũng phải được đóng gói kín, bảo quản trong kho lạnh, duy trì độ ẩm thích hợp.
  • Các loại vắc xin dễ hỏng như uốn ván, tả, VGB,… cần chú ý đặc biệt.
  • Trang bị cho kho thuốc hệ thống giám sát và cảnh báo về nhiệt độ, độ ẩm,… để kịp thời phát hiện sai sót và xử lý, hạn chế ảnh hưởng tới thuốc.

5. Tủ bảo quản thuốc

Tủ bảo quản thuốc

Tủ bảo quản thuốc thường có 2 dạng là tủ đứng và tủ nằm. Một tủ bảo quản thuốc tiêu chuẩn cần đáp ứng những yếu tố sau:

  • Có hệ thống làm lạnh tuần hoàn cưỡng bức và có thể rã đông tự động;
  • Cỏ bảng hiển thị nhiệt độ;
  • Có bảng ghi chép riêng về nhiệt độ, độ ẩm bảo quản hàng ngày.

Một tủ bảo quản thuốc có nhiều thiết kế đa dạng nhưng đều có chung một cấu hình tiêu chuẩn bao gồm:

  • Cửa chỉnh được thiết kế gồm 01 cửa và 03 ngăn;
  • Vỏ ngoài sử dụng chất liệu là thép inox;
  • Có chìa khóa tủ để những người có thẩm quyền mới có thể sử dụng;
  • Tủ có 04 bánh xe đẩy để tiện cho di chuyển, 2 bánh có khóa để cố định tủ khi cần;
  • Có 1 dây kết nối với nguồn điện để làm lạnh cho quá trình bảo quản thuốc;
  • Hướng dẫn cách sử dụng tủ.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số kiến thức quan trọng trong vấn đề bảo quản thuốc. Mong rằng bạn sẽ thấy hữu ích. Mọi thắc mắc hay đóng góp xin liên hệ tại Website sanduocpham.vn hoặc qua Fanpage Sàn Dược Phẩm

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại