Bệnh tiểu đường: dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng và cách phòng chống

Tiểu đường diễn ra phổ biến ở độ tuổi từ 45-64 và phụ nữ thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng đã được ghi nhận rất nhiều ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đái tháo đường xảy ra không trừ một ai và khó để nhận ra sớm. Hãy đọc những chia sẻ dưới đây để có thể kiến thức phòng chống bệnh tiểu đường.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là tình trạng rối loạn chuyển hóa xảy ra không đồng nhất, làm lượng đường huyết trong máu tăng cao. Cơ thể người bệnh sẽ suy giảm bài tiết insulin dẫn tới tăng glucose trong máu.

Đái tháo đường được chia thành 4 loại: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, tiểu đường thứ phát và tiểu đường thai kỳ. Trong đó tiểu đường type 1 và 2 là những loại phổ biến nhất:

  • Tiểu đường type 1: chiếm 10% trong tổng số ca mắc tiểu đường. Với type 1, người bệnh bị phá hủy tế bào beta ở tuyến tụy, làm cho cơ thể không còn hoặc còn rất ít insulin, không chuyển hóa lượng đường thành năng lượng được mà tích tụ dần trong máu.
  • Tiểu đường type 2: được ghi nhận nhiều nhất ở các bệnh nhân bị đái tháo đường. Insulin trong cơ thể người bệnh không được sử dụng đúng cách hoặc không thực hiện được chức năng của mình. Điều này cũng sẽ dẫn tới kết quả cuối cùng như tiểu đường type 1: đường trong cơ thể người bệnh không được đưa đầy đủ vào các tế bào, tích tụ lại trong máu, tăng cao gây ra bệnh tật.
  • Tiểu đường thai kỳ: xảy ra bởi sự rối loạn của lượng đường trong máu phụ nữ thời kỳ mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nghiên cứu cho biết có khoảng 2% – 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường trong thai kỳ.
  • Tiểu đường thứ phát: xảy ra tạm thời và có thể thể biến mất khi các tác nhân gây bệnh bị ngưng lại (như do thuốc, bệnh nội tiết, bệnh ở gan, tuyến tụy,…).

2. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường vào thời gian đầu thường không có dấu hiệu quá rõ rệt, khiến người bệnh lầm tưởng cơ thể họ hoàn toàn bình thường. Vậy nên mới có nhiều tình trạng không biết mình bị bệnh, tới khi bệnh trở nặng mới đi khám. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu sau, hãy tới bệnh viện để được kiểm tra tổng quát, đo lượng đường trong máu chuẩn xác:

  • Đói và mệt do lượng đường trong máu không thể chuyển thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động của cơ thể.
  • Đi tiểu thường xuyên và khát hơn: trung bình người bình thường sẽ đi tiểu từ 4 – 7 lần/ ngày. Bệnh nhân tiểu đường sẽ rất nhanh rơi vào tình trạng mất nước, đòi hỏi phải uống nhiều nước để bù lại, dẫn tới đi tiểu nhiều hơn.
  • Khô miệng và ngứa da do tình trạng cơ thể mất nước và độ ẩm.
  • Sút cân nhiều.
  • Thị lực giảm.
  • Nhiễm trùng nấm men, các vết loét, vết cắt chậm liền lại.

3. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Một số nguyên nhân dẫn tới tiểu đường có thể kể đến như:

  • Di truyền từ bố mẹ, anh chị em, người thân ruột thịt mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiền sử bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai.
  • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
  • Tăng huyết áp.
  • Ăn uống không khoa học, nhiều tinh bột và đồ ngọt, không hoạt động thể lực.
  • Tăng cân, béo phì.
  • Rối loạn dung nạp lượng đường hay rối loạn đường huyết khi đói.
  • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Yếu tố môi trường, phơi nhiễm, virus cùng là một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra bệnh tiểu đường.
  • Đối với tiểu đường thai kỳ, nguyên nhân là do nhau thai sẽ tạo ra những kích thích làm cho các tế bào tăng khả năng kháng lại insulin.

4. Những biến chứng của tiểu đường

Những biến chứng của tiểu đường

Theo Bộ Y tế thống kê, năm 2022 đã ghi nhận gần 5 triệu người dân Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường, trong đó có có 55% là để lại các biến chứng về tim mạch, mắt, thần kinh,… Các biến chứng bệnh tiểu đường để lại rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh. Cụ thể:

  • Biến chứng về võng mạc: bệnh xuất hiện khi mạch máu bị tổn thương do tiểu đường, làm phình mao mạch võng mạc. Các triệu chứng sẽ rõ rệt hơn khi bệnh tiến triển nặng, có thể mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.
  • Biến chứng về thận: thận huy, suy thận mạn ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Biến chứng về thần kinh: hậu quả của thiếu máu thần kinh gây ra bởi bệnh vi mạch, làm giảm chức năng của các tế bào thần kinh. Có nhiều biến chứng về thần kinh do đái tháo đường gây ra: bệnh thần kinh ngoại biên, thần kinh tự chủ, bệnh đơn dây thần kinh, đám rối – rễ thần kinh…
  • Biến chứng xơ vữa động mạch: dẫn tới các bệnh đột quỵ do xuất huyết não, thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ,…Nguy cơ đột quỵ não đối với người đang bị hoặc có tiền sử tiểu đường lên tới 150 – 400%.
  • Biến chứng về tim: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
  • Biến chứng về da liễu: gây viêm loét cơ thể, phình động mạch chủ, bệnh nhân bị tiểu đường trở nặng có thể đối mặt với nguy cơ cưa tứ chi.
  • Biến chứng về gan mật: gan nhiễm mỡ, sỏi mật, xơ gan.
  •  …

Bệnh tiểu đường không phải là căn bệnh tạm thời. Tiểu đường có thể kéo dài tới suốt cuộc đời và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà không thể nào kể tên hết được. Người mắc bệnh tiểu đường nặng, không điều trị đúng cách, kiêng cữ đầy đủ thậm chí sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong.

5. Chế độ ăn uống và sinh hoạt để phòng chống tiểu đường

Chế độ ăn uống và sinh hoạt để phòng chống tiểu đường

Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Để phòng tránh bệnh tiểu đường tốt nhất, hãy chú ý tới việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý:

  • Ăn nhiều rau quả, ăn đủ bữa, đủ chất.
  • Hạn chế ăn các chất béo bão hòa được làm từ động vật, hay chất béo trong bơ, sữa,…, hạn chế tinh bột, đồ ngọt, đồ ăn mặn,… làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây biến chứng cho tim mạch, nguy cơ đột quỵ,…
  • Tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Không hút thuốc, uống rượu bị, tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
  • Thư giãn đầu óc, cải thiện chất lượng giấc ngủ, tinh thần thoải mái cũng giúp sức khỏe được nâng cao.

Sàn Dược Phẩm đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường: tiểu đường là gì, dấu hiệu của bệnh, nguyên nhân và các biến chứng có thể xảy ra cùng những phương pháp để phòng chống căn bệnh này. Hy vọng những thông tin này hữu ích để giúp bạn và gia đình có thể tránh xa căn bệnh này. 

Fanpage Facebook: Sàn Dược Phẩm

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại