Bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị chi tiết

Trĩ xếp top đầu trong những bệnh phổ biến nhất ở vùng hậu môn. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở Việt Nam lên tới 35-50%. Búi trĩ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe và cả tinh thần của người bệnh. Phải làm thế nào để chữa trị dứt điểm bệnh này. Muốn vậy, bạn cần phải hiểu rõ trĩ và biết được mình đang bị loại trĩ nào. Hãy tìm hiểu cùng sanduocpham.vn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm và phân loại của bệnh trĩ

Khái niệm và phân loại của bệnh trĩ

Bệnh trĩ còn có cái tên dân gian khác là bệnh lòi dom. Bệnh xảy ra do sự giãn ra quá mức các đám rối của tĩnh mạch trĩ. Nói dễ hiểu hơn là các tĩnh mạch tập trung ở mô xung quanh hậu môn bị phình ra do sưng hoặc viêm, tạo nên các búi trĩ. Trĩ là bệnh rất phổ biến và đứng hàng đầu về các bệnh lý tại vùng hậu môn.

Bệnh trĩ có 2 loại: trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids).

  • Trĩ nội: búi trĩ nằm ở phía trên của đường lược (đường lược là đường có hình răng cưa, đóng vai trò là ranh giới của lớp biểu mô ở hậu môn và trực tràng). Bệnh này xuất hiện phổ biến nhất ở độ tuổi từ 28-50. Người mắc trĩ nội thường khó phát hiện sớm, chỉ khi tiêu ra máu hoặc đôi khi búi trĩ bị sa ra bên ngoài mới phát hiện được. Trĩ nội được phân ra làm 4 cấp bậc, cấp độ càng cao thì bệnh trĩ càng trở nặng.
  • Trĩ ngoại: búi trĩ sẽ xuất phát từ tĩnh mạch dưới đường lược. Trĩ ngoại thường sẽ dễ chẩn đoán hơn vì nó gây ra cảm giác đau rát và lộ rõ ra bên ngoài, được chia thành 1,2,3 búi hoặc hết vòng hậu môn. Nhiều trường hợp đã ghi nhận bệnh nhân có thể mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại cùng lúc.

Bệnh trĩ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: nhiễm khuẩn búi trĩ, sa nghẹt hậu môn, tắc mạch trĩ, nhiễm trùng máu và ung thư trực tràng. Do đó, ngay khi phát hiện có dấu hiệu của bệnh, cần tới bệnh viện để được kê thuốc điều trị hoặc phải phẫu thuật cắt bỏ nếu cần thiết.

2. Dấu hiệu của bệnh trĩ

Dấu hiệu của bệnh trĩ

Phát hiện bệnh trĩ thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Đi tiêu ra máu thường xuyên, cảm thấy đau rát vùng hậu môn.
  • Thường cảm thấy ngứa ngáy tại vùng hậu môn.
  • Sưng đỏ quanh lỗ của hậu môn.
  • Búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi tiêu, và có thể xuất hiện bên ngoài hậu môn một các thường xuyên nếu bị trĩ nặng.

3. Nguyên nhân của bệnh trĩ

Nguyên nhân của bệnh trĩ

Các búi trĩ phát triển là do các nguyên nhân phổ biến sau:

  • Ngồi và rặn lâu trên bồn cầu.
  • Tiêu chảy nhiều hoặc táo bón mãn tính.
  • Béo phì, thừa cân.
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh nở cũng tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Giao hợp tại đường hậu môn.
  • Ăn ít rau củ quả, chế độ dinh dưỡng ít chất xơ.
  • Ăn nhiều đồ cay nóng hay đồ ăn dầu mỡ.
  • Phải ngồi nhiều: ngồi học, ngồi làm việc,…

Những nguyên nhân trên sẽ gia tăng áp lực lên trên trực tràng, làm cho mạch máu trĩ bị dãn ra, hình thành các búi trĩ.

4. Cách chữa bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ

Nguyên tắc cơ bản nhất mà ai cũng cần phải biết là trước khi “chữa bệnh” phải “phòng bệnh”. Để phòng chống bệnh trĩ, những điều cơ bản và quan trọng nhất bạn cần phải làm là:

  • Ăn nhiều rau củ, bổ sung nhiều chất xơ để quá trình đi tiêu dễ dàng hơn, giảm tác động vào các tĩnh mạch trĩ.
  • Uống nhiều nước.
  • Đi bộ thường xuyên, đi bơi, thể dục thể thao.
  • Khi đi tiêu không nên rặn vì sẽ làm dãn các tĩnh mạch trĩ.

Khi đã bị trĩ, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp thuốc hoặc phải phẫu thuật. Có nhiều loại thuốc mỡ bôi có tác dụng giảm đau, ngứa hoặc các biện pháp tại nhà như thoa lô hội, ngâm hậu môn với nước ấm,… được truyền miệng rất phổ biến. Những phương pháp này có tác dụng nhưng chỉ trong thời gian tạm thời, rất ngắn. Nếu để tình trạng diễn biến lâu, trĩ sẽ trở nên nặng hơn.

Nên can thiệp bằng các trị liệu vật lý và hóa trị để giải quyết bệnh trĩ dứt điểm.

5 phương pháp để điều trị trĩ nội

Các phương pháp điều trị trĩ nội hiệu quả

  • Đông tụ: đây là phương pháp đông máu bằng tia hồng ngoại IRC. Phương pháp này dùng để điều trị trĩ nội. Sức nóng của các tia hồng ngoại sẽ cắt đứt lưu lượng máu chảy về búi trĩ. Sau khoảng 1 tuần, khi búi trĩ không còn được cung cấp máu sẽ dần chết và rơi khỏi hậu môn. Một nhược điểm là đông tụ có khả năng tái lại cao hơn.
  • Liệu pháp xơ hóa: bác sĩ sẽ tiêm dung dịch hóa chất vào trong các tĩnh mạch bị sưng nằm ở trực tràng, khiến chúng bị tổn thương và co lại. Cần phải thực hiện hóa trị nhiều lần để hoàn toàn trị bệnh trĩ dứt điểm, phù hợp nhất với trĩ nội nhẹ.
  • Thắt trị bằng CRH O’Regan: là một trong những cách tốt nhất loại bỏ trĩ nội và tối ưu được tình trạng tái bệnh. Với phương pháp này, thay vì sử dụng kẹp bằng kim loại, bác sĩ sẽ dùng ống nối nhỏ hút trĩ ra nhẹ nhàng. Phương pháp này khá đơn giản và nhanh chóng nhưng chưa phổ biến hiện nay.
  • Thắt búi trĩ: cắt đứt lưu lượng của máu tới các búi trĩ bằng dây chun, làm chết các mô và gây ra sẹo. Mô sẹo này có tác dụng ngăn bệnh trĩ tái phát.
  • Phẫu thuật: phương pháp này thường gây ra nhiều đau đớn và phục hồi lâu hơn. Vì vậy, đây được xem như là khả năng điều trị cuối cùng nếu các biện pháp kể trên không sử dụng được.

Phương pháp điều trị bằng cách can thiệp vật lý trị liệu đối với trĩ ngoại chủ yếu là phẫu thuật. Búi trĩ đã sa ra bên ngoài nên dễ dàng thực hiện thủ pháp này hơn:

  • Phẫu thuật cắt trĩ ngoại: bác sĩ sẽ sử dụng phẫu thuật chuyên dụng và cắt búi trĩ ở vùng hậu môn. Sau một vài tuần thì vết thương sẽ lành lại. Biện pháp này có thể điều trị được cho cả bệnh trĩ nội và ngoại.

Những người mắc bệnh trĩ thường có xu hướng điều trị rất muộn vì sự ảnh hưởng của trĩ không quá nặng nề tới cuộc sống của người bệnh và vị trí mắc bệnh khá nhạy cảm, đặc biệt là phụ nữ. Điều này là không nên, ngay khi thấy các dấu hiệu của trĩ, bạn nên đi khám ngay để được kiểm tra và đưa ra liệu trình chữa trị phù hợp, sớm chấm dứt bệnh tình.

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại