Giải đáp: Chi phí mở phòng khám tư nhân là bao nhiêu? 

Nhắc đến lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, nhu cầu về dịch vụ phòng khám tư nhân ngày càng tăng cao. Với sự phát triển của xã hội, mở phòng khám tư nhân đã trở thành một hướng đi hấp dẫn đối với nhiều bác sĩ, y tá và nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn nhiều y, dược sĩ chưa biết nên mở theo hình thức nào? Chi phí mở phòng khám tư nhân là bao nhiêu? Đọc ngay bài viết dưới đây của Sàn Dược Phẩm để cùng giải đáp những thắc mắc trên nhé! 

1. Các hình thức phòng khám tư nhân 

Các hình thức phòng khám tư nhân

Theo quy định tại khoản 3 điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh phòng khám tư nhân có thể hoạt động theo hai hình thức: 

  • Phòng khám đa khoa:

Là một cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung chủ yếu vào việc cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ngoại trú. Các bệnh nhân không cần nhập viện và sẽ được xuất viện khi có giấy chẩn đoán và điều trị tại phòng khám. Đây là loại hình phòng khám phục vụ cộng đồng, không chăm sóc dài hạn và tiếp nhận bệnh nhân qua đêm.

Phòng khám đa khoa được điều hành bởi các cá nhân hoặc tổ chức tư nhân và hoạt động dựa trên nguồn tài trợ. Loại hình này cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác nhau như: khám bệnh, chẩn đoán, và điều trị các bệnh thông thường. 

  • Phòng khám chuyên khoa:

Là một hình thức phòng khám tư nhân, thực hiện cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh trong phạm vi hoạt đông chuyên môn mà cơ sở kinh doanh. Tùy vào từng loại hình kinh doanh, chi phí mở phòng khám tư nhân sẽ có sự chênh lệch. Cùng tìm hiểu dưới phần 3 nhé!

2. Quy định về phòng khám tư nhân

Quy định về phòng khám tư nhân

Để mở một phòng khám tư nhân, cần phải tuân thủ các điều kiện sau: 

Thứ nhất, cần phải tuân thủ về điều kiện nhân sự

  • Mỗi cơ sở kinh doanh phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề trong phạm vi chuyên môn phù hợp với chuyên môn cơ sở
  •  Còn với các phòng khám chuyên khoa, nhân sự phụ trách cần có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một chuyên khoa lâm sàng của cơ sở. 

Thứ hai, đáp ứng điều kiện cơ sở hạ tầng 

  • Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, có đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp
  • Địa điểm đặt cơ sở nên tách ra với các khu vực kinh doanh khác, tránh những nơi dễ nguy hiểm và không khí bị ô nhiễm.
  • Đối với phòng khám chuyên khoa thì phải có phòng khám, chữa bệnh đạt tối thiểu 10m2. Đồng thời, nên bố trí phòng tiếp nhận nhân viên và các buồng riêng cần thiết.
  • Cần có đủ thiết bị y tế, các máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình chẩn đoán, chữa bệnh cho khách hàng. Ngoài ra, cần có hộp thuốc chống sốc và đủ các loại thuốc để cấp cứu chuyên khoa. 

Thứ ba, điều kiện buộc cần có là các loại giấy tờ pháp lý

  • Cơ sở kinh doanh cần có sự cho phép và quyết định thành lập của các cơ quan nhà nước. 
  • Được cấp giấy phép kinh doanh bởi các cơ quan thẩm quyền như: Bộ Y Tế, Giám đốc Sở Y Tế, Bộ Quốc Phòng,.. 

3. Chi phí mở phòng khám tư nhân 

Chi phí mở phòng khám tư nhân

Kinh doanh phòng khám tư nhân là một lĩnh vực rất tiềm năng, mang lại nhiều lợi nhuận cho người đầu tư. Vì vậy, chi phí mở phòng khám tư nhân cần bỏ ra cũng khá lớn: Đối với phòng khám nhỏ chi phí rẽ rơi vào khoảng 1,3 tỷ đồng, đối với phòng phòng khám lớn sẽ rơi vào 2,5 tỷ đồng. Dưới đây là những khoản chi phí cần có để mở phòng khám tư nhân: 

  • Chi phí mặt bằng, diện tích phòng khám

Đây là khoản tiền phải trả hàng tháng cho chủ sở hữu bất động sản nơi thiết lập phòng khám. Giá thuê hoặc mua mặt bằng sẽ phụ thuộc vào vị trí, kích thước và tiện ích của không gian. Để tạo không gian phòng khám chuyên nghiệp và hấp dẫn, bạn cần đầu tư vào trang trí và thiết kế nội thất, quầy tiếp tân, phòng khám. 

  • Chi phí thuê nhân sự

Tiền lương cho bác sĩ, y tá, nhân viên hành chính: là khoản chi phí liên quan đến chi trả lương hàng tháng cho đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp làm việc trong phòng khám.

  • Chi phí máy móc thiết bị y tế 

Bao gồm các thiết bị y tế như máy siêu âm, máy X-quang, máy đo huyết áp,… Đều là những thiết bị cần thiết để phục vụ khách hàng. 

  • Chi phí vận hành

Chi phí điện, nước: Khoản chi phí hàng tháng phải trả cho sử dụng điện và nước trong phòng khám. Ngoài ra còn có chi phí vệ sinh và bảo trì các khu vực và thiết bị trong phòng khám.

  • Chi phí cho nhà cung cấp 

Nếu phòng khám cung cấp các loại thuốc và hóa chất, cần tính toán chi phí mua các sản phẩm này. 

  • Chi phí quảng cáo và marketing 

Chi phí quảng cáo truyền thống: gồm quảng cáo trong báo chí, truyền hình, radio và các hình thức quảng cáo truyền thông khác.

Chi phí quảng cáo trực tuyến: là khoản tiền dành cho việc quảng cáo trên mạng, bao gồm Facebook, Tiktok,… và các kênh truyền thông xã hội khác.

>> Nếu là nhà thuốc, quầy thuốc, phong khám tư nhân,.. Bạn hãy TẠO TÀI KHOẢN để có thể:

  • xem mức giá của 20.000 sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng chính hãng, giá tốt
  • Nhận được những chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.
  • Được đội chăm sóc khách hàng chủ động liên hệ, tư vấn và hỗ trợ

4. Lời khuyên khi mở phòng khám tư nhân 

Lời khuyên khi mở phòng khám tư nhân

  • Tìm hiểu cẩn thận về thị trường địa phương, nhu cầu khách hàng nơi chủ đầu tư đặt cơ sở kinh doanh, để đưa ra mục tiêu kinh doanh phù hợp. 
  • Chọn một vị trí thuận tiện và đầu tư vào trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp.
  • Tận tâm và tôn trọng bệnh nhân, tạo môi trường thân thiện và chuyên nghiệp để tạo niềm tin và thu hút thêm bệnh nhân.
  •  Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, yêu nghề và chu đáo để cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.
  •  Xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông trực tuyến và truyền thông xã hội để giới thiệu phòng khám và thu hút bệnh nhân mới.
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định về giấy phép, chất lượng và an toàn y tế để đảm bảo uy tín và đáng tin cậy của phòng khám.
  • Hợp tác với các bác sĩ, bệnh viện và tổ chức y tế khác trong khu vực để tạo mạng lưới chăm sóc sức khỏe toàn diện.
  • Chi phí mở phòng khám tư nhân rất lớn, vì vậy chủ phòng phám cần ghi chú chi tiết những chi phí cần bỏ ra 1 cách chi tiết để có thể kiểm soát chặt chẽ nhất.

Trên đây là những lời khuyên hữu ích cho các dược sĩ khi quyết định mở phòng khám tư nhân. Sàn Dược Phẩm hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc về câu hỏi “chi phí mở phòng khám tư nhân” là bao nhiêu? Và đưa ra những quyết định phù hợp để đạt được hiệu quả khi kinh doanh loại hình này nhé!

Fanpage: Sàn Dược Phẩm

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại