Quy định về danh mục thuốc kê đơn tại nhà thuốc cập nhật [2023] 

Hiện nay, thị trường có rất nhiều các loại thuốc được bán tại nhà thuốc, quầy thuốc. Tất cả thuốc được chia thành 2 phân loai chính là: Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Thuốc không kê đơn là những loại thuốc thông dụng, được bán ngay khi khách hàng có nhu cầu. Vậy thuốc kê đơn là gì? Danh mục thuốc kê đơn tại nhà thuốc gồm những loại nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của Sàn Dược Phẩm nhé!

1. Thuốc kê đơn là gì? 

Thuốc kê đơn là các loại thuốc có thể gây nguy cơ đến tính mạng hoặc đe dọa sức khỏe cộng đồng nếu không tuân thủ đúng hướng dẫn của người kê đơn.

Để đảm bảo chất lượng và an toàn của các loại thuốc, Bộ Y tế Việt Nam đã áp dụng một loạt tiêu chí chặt chẽ về các đặc tính dược lý và an toàn để xây dựng danh sách các loại thuốc cần kê đơn. 

2. Tại sao cần phải kê đơn thuốc? 

Việc viết thuốc kê đơn giúp đơn giản hóa việc sử dụng thuốc theo đúng liều lượng do bác sĩ đề xuất. Điều này là cực kỳ quan trọng vì nhiều loại thuốc, nếu không sử dụng đúng cách, có thể gây ra các tác dụng phụ và không đạt được mục tiêu chữa bệnh ban đầu. 

Bên cạnh đó, việc viết đơn cũng đảm bảo rằng thuốc được sử dụng một cách tối ưu để đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình chữa bệnh và thúc đẩy quá trình điều trị được nhanh chóng, hiệu quả tối ưu. 

3. Cách phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn

Cách phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BYT nếu thuốc không đáp ứng các tiêu chí dưới đây thì sẽ là thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn tại nhà thuốc: 

Thuốc có mức độ độc tố thấp, không tạo ra sản phẩm phân hủy độc hại trong quá trình bảo quản và khi tiếp xúc với cơ thể người. Không có bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào đã được ghi nhận hoặc được Tổ chức Y tế Thế giới, các cơ quan quản lý y tế có thẩm quyền tại Việt Nam và nước ngoài đưa ra cảnh báo về các tác dụng phụ có thể gây ra một trong các hậu quả sau đây:

  • Gây tử vong;
  • Đe dọa tính mạng;
  • Yêu cầu nhập viện để điều trị hoặc kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân;
  • Gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc vĩnh viễn cho bệnh nhân;
  • Gây ra các vấn đề về sức khỏe bẩm sinh ở thai nhi;
  • Gây ra bất kỳ phản ứng có hại nào khác có thể dẫn đến hậu quả lâm sàng nghiêm trọng cho bệnh nhân theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.  

Thuốc có phạm vi liều dùng rộng, an toàn cho tất cả các nhóm tuổi và ít ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán và điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng.

Thuốc được chỉ định trong việc điều trị các bệnh không thuộc danh mục bệnh nghiêm trọng và có thể tự điều trị bởi bệnh nhân mà không cần sự kê đơn và giám sát của những người trong lĩnh vực y tế.

Thuốc có dạng và cách sử dụng dễ dàng, người dùng có thể tự áp dụng (chủ yếu là qua đường uống hoặc sử dụng ngoài da), với hàm lượng và nồng độ phù hợp để tự điều trị;

Thuốc có khả năng tương tác thấp với các loại thuốc khác và không tương tác đáng kể với thực phẩm và đồ uống phổ biến;

Thuốc có khả năng thấp gây ra tình trạng lệ thuộc;

Thuốc không dễ bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích, không ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng;

Thuốc đã được lưu hành tại Việt Nam ít nhất trong khoảng thời gian 05 năm trở lên.

4. Danh mục thuốc kê đơn tại nhà thuốc 

Danh mục thuốc kê đơn tại nhà thuốc

Danh mục thuốc kê đơn tại nhà thuốc được ban hành bởi Bộ Y Tế theo công văn 1517/BYT-KCB

  • Thuốc trị đau nửa đầu (Migraine) 
  • Thuốc trị nấm 
  • Thuốc điều trị virus
  • Thuốc điều trị sốt rét 
  • Thuốc trị lao 
  • Thuốc điều trị parkinson 
  • Thuốc gây nghiện 
  • Thuốc gây mê 
  • Tiền chất dùng làm thuốc và thuốc hướng tâm thần 
  • Thuốc trị sán lá, giun chỉ 
  • Thuốc kháng sinh 
  • Thuốc chống độc và cấp cứu 
  • Thuốc chống đẻ non, thúc đẻ và cầm máu sau đẻ 
  • Thuốc lợi tiểu 
  • Thuốc chống viêm không steroid trừ aspirin và paracetamol, thuốc giảm đau 
  • Thuốc trị bệnh Gout 
  • Thuốc trị bệnh ung thư và tác động hệ thống miễn dịch 
  • Thuốc tác động lên quá trình tụ máu 
  • Thuốc sử dụng chẩn đoán 
  • Thuốc tăng trương lực cơ và giãn cơ 
  • Thuốc trị hen 
  • Thuốc điều trị rối loạn cương 
  • Thuốc giảm nhãn áp, co dãn đồng tử
  • Thuốc chống loét dạ dày: kháng histamin H2, ức chế bơm proton 
  • Nhóm thuốc tim mạch: thuốc chống loạn nhịp, thuốc tăng huyết áp, hạ huyết áp, thuốc trị suy tim, thuốc trị bệnh mạch vành, thuốc hạ lipid máu và thuốc chống huyết khối.
  • Nội tiết tố ( trừ thuốc tránh thai) và hooc môn (nhóm hạ đường huyết, insulin và corticoide,…)
  • Chế phẩm máu, máu và dung dịch cao phân tử 
  • Globulin miễn dịch và huyết thanh 
  • Dung dịch truyền tĩnh mạch 
  • Sinh phẩm dùng để chữa bệnh (trừ men tiêu hóa)

5. Những lưu ý khi kê đơn thuốc cần nắm vững 

Những lưu ý khi kê đơn thuốc cần nắm vững

Khi kê đơn thuốc cho khách hàng, người kê đơn hay dược sĩ cần nắm vững những quy định sau để không gây ra trường hợp sai sót và ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng như: 

  • Ghi đủ, cụ thể và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh của khách hàng. 
  • Ghi đúng và rõ ràng địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của người bệnh, bao gồm số nhà, tên đường, tổ dân phố hoặc thôn/bản/ấp, phường/thị trấn/xã, quận/thị xã/huyện/thành phố thuộc tỉnh hoặc tỉnh/thành phố.
  • Trường hợp trẻ 72 tháng tuổi, cần ghi số tháng tuổi, cân nặng của trẻ, tên của bố hoặc mẹ của trẻ, hoặc tên người đưa trẻ đến khám bệnh và chữa bệnh.

Vừa rồi là những thông tin cụ thể về quy định về danh mục thuốc kê đơn tại nhà thuốcSàn Dược Phẩm đã chia sẻ cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm vững được các nhóm thuốc cần kê đơn và những lưu ý khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân. 

Fanpage Facebook: Sàn Dược Phẩm

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại