Tổng hợp 04 nhóm dược phẩm điều hòa nhịp tim 2023

Trái tim là một bộ phận quan trọng của cơ thể con người. Một trái tim khỏe mạnh sẽ tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dù chỉ một dấu hiệu bệnh nhỏ về tim thôi cũng có thể gây ra những nguy hiểm khó lường. Rối loạn nhịp tim là một trong những bệnh lý về tim khá phổ biến và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Hãy tìm hiểu về những dược phẩm điều hòa nhịp tim phổ biến hiện nay để có một trái tim khỏe mạnh hơn nhé!

1. Nhịp tim lý bình thường ở các độ tuổi

Nhịp tim của một trái tim khỏe

Nhịp tim của một cơ thể khỏe mạnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của từng người với độ tuổi, thể chất, giới tính,…

Với người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim bình thường khi cơ thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi dao động từ 60 – 100 nhịp trên mỗi phút. Một điểm đặc biệt là cơ thể càng khỏe mạnh thì nhịp tim sẽ càng thấp. Ví như nhịp tim của vận động viên chuyên nghiệp khi đang nghỉ ngơi tim sẽ đập khoảng 40 nhịp/ phút.

Theo nghiên cứu và thống kê của Cơ quan y tế quốc gia ở Anh, nhịp tim lý tưởng được chia theo từng nhóm người như sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: tim đập từ 120 – 160 nhịp/phút;
  • Trẻ từ 1 – 12 tháng: tim đập từ 80 – 140 nhịp/phút;
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: tim đập từ 80 – 130 nhịp/phút;
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi: tim đập từ 75 – 120 nhịp/phút;
  • Trẻ từ 7 – 12 tuổi: tim đập từ 75 – 120 nhịp/phút;
  • Người lớn từ 18 tuổi trở lên: tim đập từ 60 – 100 nhịp/phút;
  • Vận động viên: tim đập từ 40 – 60 nhịp/phút.

2. Các bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp

Các bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp

Khi tim đập bất thường, quá nhanh hoặc quá chậm so với tiêu chuẩn tức là bạn đang bị rối loạn nhịp tim.

Dựa vào vị trí tim đập bất thường, tần số và đặc điểm (nhanh, chậm, không đều) của nhịp tim mà rối loạn nhịp tim được chia thành nhiều loại. Phổ biến nhất là:

  • Nhịp nhanh xoang: bệnh lý xảy ra khi nút xoang bị kích thích làm cho nhịp tim đập nhanh hơn, người trưởng thành có thể lên tới 140 lần/phút và trẻ sơ sinh có khi vượt mức 200 lần/phút. Triệu chứng của chứng rối loạn nhịp tim này là cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực liên hồi, khó thở, tức ngực, run tay, hoa mắt,… 
  • Rung nhĩ: hai buồng tâm nhĩ không co bóp nhịp nhàng khiến máu bơm đi không hiệu quả. Khi rung nhĩ thường xuyên xảy ra và khiến tim đập nhanh một cách thường xuyên, tim sẽ bị giãn ra, có thể khiến người bị suy tim sung huyết.
  • Nhịp nhanh thất: rối loạn nhịp tim xuất phát từ tâm thất. Với dạng rối loạn nhịp tim này, triệu chứng có thể không có hoặc đến rối loạn huyết động và có thể dẫn tới tử vong.
  • Rung thất: tim đập bất thường, cơ tim ở tâm thất rung lên với tần số cao bất thường. So với những dạng rối loạn nhịp tim khác, rung thất nguy hiểm hơn vì diễn biến của bệnh nhanh và có thể khiến bệnh nhân mất đi ý thức, ngất xỉu và có nguy cơ dẫn tới tử vong.
  • Rối loạn thần kinh tim: là một chứng rối loạn nhịp tim lành tính và không nguy hiểm tới tính mạng. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng: tim đập nhanh hoặc chậm, dễ hồi hộp, chóng mặt hay tăng huyết áp…
  • Block nhánh phải: xung điện truyền qua buồng tim bên phải chậm hơn bên trái làm cho hai bên buồng tim không co bóp đồng đều.
  • Ngoại tâm thu: chứng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, có thể xuất hiện ở những người có bệnh lý ở tim trước đó hoặc cả ở người khỏe mạnh. Đối với người đã mang sẵn trong người bệnh tim, ngoại tâm thu có thể gây ra nguy cơ đột tử.

3. Nguyên nhân mắc các bệnh về nhịp tim

Nguyên nhân mắc các bệnh về nhịp tim

Rối loạn nhịp tim xuất phát từ những nguyên nhân được ghi nhận nhiều là:

  • Mắc các bệnh về tim mạch: bệnh mạch vành, van tim, tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim,…
  • Căng thẳng hoặc lo âu quá độ.
  • Mất cân bằng của các chất điện giải như kali, canxi, natri,… có ở trong máu.
  • Một số dược phẩm như thuốc điều trị cao huyết áp hay thuốc chống trầm cảm khi sử dụng không đúng cách cũng khiến nhịp tim bị rối loạn.

4. Các nhóm dược phẩm điều hòa nhịp tim

4.1. Nhóm I – Thuốc chẹn kênh natri 

Nhóm I – Thuốc chẹn kênh natri

Các loại dược phẩm điều hòa nhịp tim thuộc nhóm I sẽ có tác dụng chặn và làm chậm đường dẫn truyền của các mô có kênh Natri di chuyển nhanh. Ức chế natri sẽ giúp làm chậm tần số của nhịp tim. Tuy nhiên, việc này sẽ không biểu hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi tần số nhịp tim đạt tới một ngưỡng nhất định.

Chỉ định sử dụng dược phẩm điều hòa nhịp tim thuộc nhóm thuốc này với người bệnh mắc chứng nhịp tim nhanh thất, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất hoặc cuồng động nhĩ.

Tác dụng phụ đáng e ngại nhất của dược phẩm điều hòa nhịp tim nhóm I là gây ra triệu chứng loạn nhịp tim còn nặng nề hơn cả chứng rối loạn mà thuốc đang thực hiện điều trị. Thuốc nhóm 1 khiến nhịp nhanh trên thất trở nặng hơn, cũng có thể làm độ co bóp của tim giảm. Bởi vì những tác dụng không mong muốn này, nhóm thuốc thường chỉ sử dụng đối với các bệnh nhân không có vấn đề gì về cấu trúc tim.

Một vài cái tên dược phẩm điều hòa nhịp tim trong nhóm I: Sotalol, Dronedarone, Propafenon,..

4.2. Nhóm II – Thuốc chẹn kênh beta

Nhóm II – Thuốc chẹn kênh beta

Nhóm thuốc chẹn kênh beta sẽ tác động chủ yếu đến nút nhĩ thất và nút xoang nhĩ, làm giảm vận tốc dẫn truyền và kéo dài độ khúc xạ. Nhờ đó, nếu xảy ra rối loạn nhịp nhĩ, nút nhĩ thất sẽ nhanh chóng làm giảm tần số xung động di chuyển xuống thất.

Nhóm dược phẩm điều hòa nhịp tim này thường được sử dụng để điều trị nhịp nhanh xoang, làm chậm sự tiếp ứng của tâm thất với rung nhĩ (hoặc với cuồng động nhĩ). Ngoài ra, nhóm này cũng được dùng điều trị đối với nhịp nhanh thất và hạn chế nguy cơ rối loạn nhịp thất. Chống chỉ định sử dụng đối với người bị hen phế quản.

Tác dụng phụ của thuốc nhóm II là tạo cảm giác mệt mỏi, giấc ngủ và đường tiêu hóa bị rối loạn.

Một vài cái tên dược phẩm điều hòa nhịp tim ở nhóm II: Atenolol, Bisopropol,…

4.3. Nhóm III – Thuốc chẹn kênh canxi

Nhóm III – Thuốc chẹn kênh canxi

Thuốc giúp ức chế sự hoạt động của các pha điện thế dựa trên canxi để vận động. Kết quả là làm cho tần số nhịp tim chậm lại ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp nhĩ nhanh.

Nhóm III được sử dụng với vai trò là dược phẩm điều hòa nhịp tim nhanh trên thất.

Một số sản phẩm thuốc chẹn kênh canxi: Diltiazem, Verapamil,…

4.4. Nhóm IV – Thuốc chẹn kênh kali

Nhóm IV – Thuốc chẹn kênh kali

Nhóm dược phẩm điều hòa nhịp tim thứ 4 là chẹn kênh dẫn truyền của kali trong máu. Nhóm thuốc kéo dài thời gian hoạt động của điện thế và thời kỳ trơ của kênh ion nhanh và chậm. Nhờ đó, nhóm IV sẽ làm giảm sự phát xung động với tần số cao và không gây ảnh hưởng nhiều tới các mô xung động dẫn truyền.

Chỉ định nhóm thuốc với bệnh nhân bị loạn nhịp tim nhanh và trên thất. Chống chỉ định với bệnh lý nhịp nhanh thất xoắn đỉnh.

Tác dụng không mong muốn là có thể gây ra tiền loạn nhịp thất, nhất là nhịp nhanh thất xoắn đỉnh.

Một số sản phẩm thuốc chẹn kênh Kali: Amiodarone, Bretylium, Sotalol,…

Các dược phẩm điều hòa nhịp tim phải được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ và tuân thủ theo các quy định về hướng dẫn sử dụng. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua website sanduocpham.vn!

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại