Dược phẩm điều trị cao huyết áp được nhiều bác sĩ khuyên dùng

Cao huyết áp (tăng huyết áp) được ví như “kẻ sát nhân thầm lặng” với người bệnh. Bởi triệu chứng thường diễn ra trong âm thầm, nhưng để lại di chứng vô cùng nặng nề. Để đối phó với căn bệnh quái này, bạn cần phải nắm rõ các dược phẩm điều trị cao huyết áp trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên tắc điều trị cao huyết áp bằng dược phẩm

Hiện tượng cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành động mạch vượt ngưỡng cho phép. Bệnh nhân được chẩn đoán cao huyết áp khi: 

  • Mức huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa)  >= 140mmHg 
  • Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) >= 90mmHg

Việc sử dụng dược phẩm điều trị cao huyết áp có tác dụng kiểm soát, đưa chỉ số về mức bình thường (120/80 mmHg là lý tưởng nhất). Đồng thời, điều trị các nguy cơ kèm theo như: tim mạch, tiểu đường, bệnh thận,… Từ đó, ngăn ngừa  được những biến chứng xấu, đe dọa đến tính mạng.

Việc không sử dụng dược phẩm điều trị cao huyết áp sẽ không thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Kết quả là huyết áp có thể tăng đột ngột và “cướp đi” mạng sống của bạn bất cứ lúc nào. 

Nguyên tắc điều trị cao huyết áp bằng dược phẩm

2. Dược phẩm điều trị cao huyết áp tốt nhất 

Dược phẩm điều trị cao huyết áp ở nước ta được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhóm bệnh nhân sẽ được khuyến cáo sử dụng với từng loại thuốc khác nhau. 

2.1. Nhóm thuốc lợi tiểu 

Đây là nhóm dược phẩm điều trị cao huyết áp được sử dụng khá phổ biến bởi giá thành rẻ, dùng một liều nhỏ đã có hiệu quả. Cơ chế của nhóm thuốc này là đào thải chất điện giải và nước thừa qua đường tiểu. Từ đó, làm giảm áp lực lên động mạch và đưa huyết áp về ngưỡng an toàn. 

Phân loại: 

  • Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid (phổ biến nhất): hydrochlorothiazide, Chlorothiazide, Indapamide, Methyclothiazide
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali: tiêu biểu là Amiloride, Triamterene, Spironolactone và Eplerenone
  • Thuốc lợi tiểu quai: Furosemide, Acid ethacrynic, Torsemide, Bumetanide…

Đối tượng sử dụng: được chỉ định dùng đơn độc khi bị huyết áp nhẹ. Khi bệnh nặng hơn có thể phối hợp với các thuốc khác. Người bị bệnh gout không thích hợp để dùng thuốc này. 

Tác dụng phụ điển hình: đi tiểu nhiều hơn, mất nước, khô miệng, yếu cơ. 

Nhóm thuốc lợi tiểu 

2.2. Nhóm thuốc chẹn Canxi

Nhóm dược phẩm điều trị cao huyết áp này tác động song song lên 2 bộ phận: động mạch, cơ tim. Thuốc làm huyết áp giảm nhanh nhưng lại làm tăng nhịp tim nên không phù hợp với người bị thiếu máu cơ tim.

Bao gồm: 

  • Thuốc chẹn kênh Canxi Dihydropyridin: Amlodipine, Felodipine, Nifedipine, Isradipine, Nisoldipine,…  
  • Thuốc chẹn kênh Canxi nondihydropyridine: tiêu biểu là verapamil, diltiazem 

Đối tượng sử dụng: dùng tốt cho bệnh nhân cao huyết áp cao tuổi, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực. 

Tác dụng phụ điển hình: đau đầu, chóng mặt, ợ nóng, dị ứng, nổi mẩn, sưng chân, mệt mỏi, buồn nôn,…

Nhóm thuốc chẹn Canxi

2.3. Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm 

Thuốc chẹn Beta giao cảm hoạt động theo cơ chế làm giảm nhịp tim, giãn mạch máu, từ đó hạ huyết áp ở người bệnh. Do đó, những người mắc bệnh tim: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim,… cũng có thể sử dụng thuốc này. 

Bao gồm: Bisoprolol, Metoprolol, Atenolol ; Propranolol, Timolol; Labetalol, Carvedilol,…

Đối tượng sử dụng: bệnh nhân cao huyết áp kèm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đau nửa đầu, bệnh động mạch vành… Thuốc chống chỉ định với người bị hen phế quản, suy nút xoang hoặc block nhĩ thất cấp độ 2 -3. 

Tác dụng phụ: tăng cân, lạnh chân tay, ho khan, khó thở, mất ngủ. 

2.4. Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) 

Thuốc ức chế men chuyển (ACE) cũng là nhóm dược phẩm điều trị cao huyết áp được nhiều bác sĩ khuyên dùng hiện nay. Khi đi vào cơ thể, thuốc sẽ làm giảm tốc độ sinh ra Angiotensin II – một chất gây co mạch mạnh. Điều này giúp hệ mạch được giãn ra và làm hạ huyết áp.

Bao gồm: Captopril, Benazepril, Enalapril, Quinapril, Lisinopril, Fosinopril,…  

Đối tượng sử dụng: bệnh nhân cao huyết áp kèm đái tháo đường. Người có tình trạng phù thanh quản cần thật sự lưu ý khi dùng nhóm này. 

Tác dụng phụ: ho khan, tăng Kali máu, phù mạch, chóng mặt 

Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) 

2.5. Nhóm thuốc đối kháng thụ thể AT1 Angiotensin II

Nhóm thuốc đối kháng thụ thể AT1 Angiotensin II tác động trực tiếp đến Angiotensin II và làm bất hoạt chúng. Do cùng tác động vào một hệ nên hiệu quả hạ huyết áp giữa nhóm thuốc này và nhóm thuốc ức chế men chuyển là tương đương nhau. 

Bao gồm: Candesartan, Irbesartan, Azilsartan, Eprosartan, Losartan, Olmesartan, Telmisartan

Đối tượng sử dụng: thường được sử dụng cho bệnh nhân không dung nạp hoặc gặp tác dụng phụ với nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE)

Tác dụng phụ: Tăng kali máu, sưng vù, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, uể oải, lơ mơ, đau cơ hoặc xương,…

2.6. Một số dược phẩm điều trị cao huyết áp khác 

Thuốc ức chế renin trực tiếp (Aliskiren): đối với bệnh nhân bị thận hoặc tiểu đường, không kết hợp Aliskiren với thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc đối kháng thụ thể AT1 Angiotensin II. 

Thuốc tác động lên thần kinh trung ương : Reserpin, methyldopa, clonidin… Nhóm thuốc này hiện ít được sử dụng rộng rãi bởi có thể khiến bệnh nhân buồn ngủ, thiếu tỉnh táo, trầm cảm. 

Nhóm thuốc chẹn thụ thể alpha: Prazosin, doxazosin, terazosin… Dù có tác dụng hạ áp nhưng lại được dùng phổ biến hơn cho bệnh nhân phì đại lành tính tuyến tiền liệt. 

Thuốc giãn mạch trực tiếp

  • Hydralazine: được xem như thuốc hạ áp bổ sung cho phụ nữ có thai 
  • Minoxidil: được dùng trong trường hợp tăng huyết áp nặng, kháng trị. Dù mang lại hiệu quả cao hơn Hydralazine, nhưng Minoxidil lại có nhiều tác dụng phụ hơn

3. Lưu ý khi sử dụng dược phẩm điều trị cao huyết áp

3.1. Dùng dược phẩm điều trị cao huyết áp phải có sự chỉ định của bác sĩ 

Việc điều trị cao huyết áp bằng thuốc cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh nhóm thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, cơ địa,… của người đó. Đồng thời, hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. 

Lưu ý khi sử dụng dược phẩm điều trị cao huyết áp

 

3.2. Không ngưng thuốc đột ngột

Dừng thuốc đột ngột là một trong những điều cấm kỵ đối với bệnh nhân cao huyết áp. Bởi điều này có thể khiến huyết áp tăng trở lại, thậm chí còn nguy hiểm hơn trước. 

Do thuốc chỉ có tác dụng trong 24h nên cần được uống liên tục, đều đặn vào một giờ nhất định mỗi ngày. Nếu phát hiện tác dụng phụ hay triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị thì cần báo ngay với bác sĩ. 

3.3. Thiết lập thói quen sống lành mạnh 

Việc thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn ngăn cản tiến trình phát triển của bệnh. Nhờ vậy mà làm giảm huyết áp và liều thuốc cần dùng cho người bệnh: 

  • Thiết lập chế độ ăn phù hợp, đảm bảo đủ chất xơ, Kali và các yếu tố vi lượng cần thiết
  • Hạn chế nạp cholesterol và axit béo no vào cơ thể
  • Chất kích thích hoặc có cồn (thuốc lá, rượu bia) không có lợi đối với người bị cao huyết áp 
  • Duy trì hoạt động thể dục thể thao ở mức phù hợp với thể trạng 
  • Luôn giữ tâm thế vui vẻ, lạc quan, tránh lo âu, buồn phiền 

Vừa rồi là tổng hợp chi tiết của Sàn Dược Phẩm về Dược phẩm điều trị cao huyết áp được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên, bạn cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế để biết được chính xác loại thuốc điều trị phù hợp. 

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại