Dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả, được đánh giá cao 

Dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim thường được chia ra làm 4 loại. Tùy theo triệu chứng và mức độ loạn nhịp mà người bệnh có lựa chọn phù hợp nhất. Cụ thể ra sao, đâu mới là loại mang lại hiệu quả cao nhất? Tất cả sẽ được Sàn Dược Phẩm tiết lộ trong những thông tin sau. 

1. Cơ chế hoạt động của dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim 

Cơ chế hoạt động dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, nếu không được điều trị ngay có thể gây ra hàng loạt biến chứng khác. 

Trong đó, việc dùng Dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim là phương pháp được bác sĩ ưu tiên hàng đầu. Nếu không hiệu quả thì mới phải tính đến can thiệp bằng phẫu thuật. 

Mục đích của việc dùng thuốc để điều chỉnh rối loạn xung nhiệt, giúp nhịp tim trở về trạng thái bình thường. Theo chuyên gia, dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim hoạt động theo 3 cơ chế sau:

  • Ngăn chặn hoạt động thất thường của nhịp tim 
  • Tăng cường thời gian trơ và thời gian phục hồi cho cơ tim
  • Làm tăng hoặc giảm khả năng dẫn truyền các xung điện trong tim 

2. Tổng hợp dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim tốt nhất 

Với 3 cơ chế trên, mỗi cơ chế sẽ tương ứng với một nhóm thuốc phù hợp. Trong đó, các nhóm cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, thường được bác sĩ khuyên dùng gồm có: 

dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim tốt nhất 

2.1. Thuốc chống loạn nhịp tim

Thuốc chống rối loạn nhịp tim được sử dụng để kéo dài thời gian trơ tim và ngăn chặn xung điện thất thường trong tim. Trong nhóm này, các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất gồm có: 

  • Amiodarone (Cordarone)
  • Dronedarone
  • Propafenone
  • Sotalol (Betapace)
  • Flecainide (Tambocor)
  • Lidocaine (Xylocaine)
  • Ibutilide

Mặc dù mang tới không ít lợi ích nhưng nhóm thuốc này lại có nhược điểm là thời gian sử dụng lâu dài. Điều này có thể phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu không được xử lý kịp thời thì còn khiến tình trạng rối loạn nhịp tim của người bệnh thêm trầm trọng.  

Thuốc chống loạn nhịp tim

2.2. Nhóm thuốc chẹn Beta 

Thuốc chẹn Beta (thuốc ức chế Beta) là thuốc giãn tĩnh mạch, được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh tim mạch. Nhóm thuốc này có khả năng làm chậm nhịp tim, giảm co thắt cơ tim bằng các ức chế hoạt động của adrenalin – một loại hormone khiến nhịp tim đập nhanh hơn. 

Cũng chính vì cơ chế trên mà nhóm dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim này không phù hợp với với những người có nhịp tim chậm. “Điểm mặt” các loại thuốc được giới chuyên gia đánh giá cao trong nhóm thuốc chẹn Beta gồm có:

  • Atenolol
  • Metoprolol
  • Bisoprolol

Lưu ý, nếu muốn ngừng khi điều trị bằng thuốc chẹn Beta thì cần hỏi thăm thật kỹ từ bác sĩ và giảm liều từ từ. Việc ngừng đột ngột có thể khiến huyết áp tăng cao, đau thắt ngực, nguy hiểm đến tính mạng. 

Nhóm thuốc chẹn Beta 

2.3. Nhóm thuốc chẹn Calci 

Nhóm dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim tiếp theo mà Sàn Dược Phẩm muốn chia sẻ là Thuốc chẹn kênh Calci.

Nồng độ canxi cao chính là yếu tố chính quyết định tới khả năng co của tế bào cơ tim. Thuốc chẹn kênh Calci khi vào cơ thể sẽ làm giảm nồng độ canxi trong mô tim và mạch mạch máu. Từ đó, làm giảm co bóp cơ tim và dẫn truyền xung điện tim thông qua nút nhĩ thất. 

Thuốc chẹn kênh Calci được sử dụng để điều trị một số loạn nhịp nhĩ (nhịp xoang nhanh, ngoại tâm thu nhĩ). Các thuốc phổ biến nhất trong nhóm này phải kể tới:

  • Verapamil: Verelan, Calan, Covera, Isoptin
  • Diltiazem: Dilacor, Cartia, Diltia, Tiazac

nhóm thuốc chẹn Calci 

2.4. Dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim khác 

Ngoài những nhóm dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim ở trên, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc phụ trợ khác: 

  • Digoxin: đây là một loại glycoside có khả năng tăng sức co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền thông qua nút nhĩ thất
  • Adenosine: một chất có tác dụng làm giãn tĩnh mạch, giảm dẫn truyền thông qua nút nhĩ thất 

3. Những điều cần lưu ý khi điều trị rối loạn nhịp tim 

3.1. Tuân thủ theo đúng đơn thuốc 

Dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim cần được sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tùy theo từng tình trạng bệnh, cơ địa mà bệnh nhân được kê các loại thuốc khác nhau.

Như vậy mới đạt tối đa hiệu quả điều trị, cũng như hạn chế được tác dụng phụ: phù nề, dị ứng thuốc, sạm da, mắt mờ, chán ăn, táo bón, tiêu chảy,…. Việc sử dụng bừa bãi, tự ý thay đổi thuốc có thể mang đến những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và tính mạng. 

Người bị rối loạn nhịp tim được khuyến khích mang thuốc điều trị bên mình mọi lúc, mọi nơi. Phòng trong những trường hợp bất trắc có thể được dùng thuốc kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả tồi tệ hơn. 

Lưu ý khi điều trị rối loạn nhịp tim 

3.2. Thận trọng khi sử dụng các sản phẩm hỗ trợ

Trường hợp muốn dùng thêm các sản phẩm bổ trợ, người bệnh cần hỏi thăm trước ý kiến bác sĩ. Nhất là đối với trẻ nhỏ, ba mẹ cần theo dõi cẩn thận phản ứng của con trong quá trình dùng thuốc. Bởi đây là đối tượng dễ gặp tác dụng phụ nhất khi sử dụng dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim

3.3. Kết hợp dùng thuốc với điều chỉnh lối sống 

Song song với việc điều trị, người bệnh không được quên rèn luyện cho mình một thói quen sống khoa học, lành mạnh. Điều này sẽ giúp tình trạng bệnh phát triển theo chiều hướng tích cực, đảm bảo sức khỏe. 

  • Cung cấp đủ nước, chất điện giải cho cơ thể
  • Người bị rối loạn nhịp tim không nên chất kích thích: rượu, bia,.. 
  • Dành thời gian rèn luyện thể dục, thể thao mỗi ngày 
  • Khi nhịp tim thất thường, cố gắng thả lỏng và nghỉ ngơi cho tới khi nhịp tim bình thường trở lại 

Trên đây là những loại Dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả, được đánh giá cao hiện nay. Bạn có thể tìm mua những sản phẩm này tại các hiệu thuốc uy tín để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại