Top 5 dược phẩm điều trị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Tiểu đường là một căn bệnh rất phổ biến, đặc biệt với phụ nữ trong thời kỳ thai sản, người lớn tuổi và những người ăn uống đồ ngọt vượt quá mức cho phép. Tuy nhiên, đừng lầm tưởng khi thấy hai từ “phổ biến” mà nghĩ căn bệnh này đơn giản và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tiểu đường mang lại mối nguy hiểm cần phải cảnh giác. Vậy mối nguy hiểm đó như thế nào? Sử dụng các loại dược phẩm điều trị tiểu đường có hiệu quả không? Hãy cùng Sàn dược phẩm khám phá.

1. Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Theo IDF (Hiệp hội Đái tháo đường của Thế giới), vào năm 2019, khắp thế giới ghi nhận 463 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (trong độ tuổi từ 20-79). Nhiều người trong số đó thậm chí đã tử vong. Có thể nói không ngoa khi cứ 10 người lớn lại có 1 người mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường mang tới những ảnh hưởng nghiêm trọng với người bệnh nếu không điều trị kịp thời:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1: cơ thể không tự sản xuất insulin được nữa hoặc thiếu hụt insulin – một loại hormone được tiết ra từ các tế bào đảo tụy của tuyến tụy, có nhiệm vụ giữ và dự trữ glucose trong cơ thể, ức chế sự chuyển hóa của glycogen thành glucose và đi vào máu.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất. Khi bị tiểu đường tuýp 2, cơ thể người bệnh vẫn có thể sản xuất ra insulin nhưng không đủ dùng, làm cho lượng đường trong máu vẫn tăng cao.
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: tình trạng này rất thường xảy ra ở những phụ nữ mang thai vào thời gian 3 tháng giữa hoặc cuối của thai kỳ.

Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng tới các bộ phận khác của cơ thể, không thể lơ là:

  • Biến chứng về tim mạch: xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp,…
  • Biến chứng ở mắt: lượng đường cao trong máu có thể gây ra tổn thương cho các mạch máu. Nếu các mạch máu của mắt bị tổn thương, bạn có thể mắc phải các bệnh khác về mắt như: xuất huyết mạch máu đáy mắt, suy giảm thị lực, võng mạc, nặng hơn thì có thể dẫn tới mất thị giác tạm thời hoặc vĩnh viễn… Tiểu đường cũng là nỗi lo đối với những người đã và đang mắc bệnh về mắt trước đó, vì căn bệnh này làm chậm và cản trở quá trình điều trị.
  • Biến chứng về thần kinh: người mắc tiểu đường có thể bị mất cảm giác ở tứ chi, cơ thể dễ bị sưng tấy, viêm loét. Nếu bệnh tình trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị cắt tay hoặc chân.
  • Biến chứng về thận: suy thận là một trong những biến chứng dễ xảy ra đối với người mắc bệnh tiểu đường. Điều này khiến cho cơ thể khó đào thải độc tố, bị tích tụ lại, làm cho sức khỏe xấu đi và có thể gây ra tử vong.
  • Biến chứng ở da: dễ bị mụn nhọt, tăng nguy cơ bị mắc bệnh bạch biến,…

Tiểu đường nguy hiểm không chỉ vì chính căn bệnh này mà còn vì những biến chứng mang lại cho cơ thể người bệnh. Những biến chứng trên đều có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy nên, hãy nhận thức rõ sự nguy hiểm của tiểu đường và phòng chống ngay từ giờ.

2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Thống kê cho thấy nhiều người mắc bệnh tiểu đường thậm chí không biết bản thân bị tiểu đường. Vậy làm thế nào để có thể kịp thời nhận ra dấu hiệu của bệnh này? Từ đó có thể tìm được một loại dược phẩm điều trị tiểu đường hiệu quả?

  • Đói và mệt: khi cơ thể không có đủ lượng insulin để hấp thụ, glucose sẽ không thể đi vào các tế bào của cơ thể và khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi.
  • Đi tiểu thường xuyên và nhanh khát nước: trung bình một cơ thể khỏe mạnh sẽ đi tiểu từ 4-7 lần trong một ngày. Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ đi nhiều hơn con số này rất nhiều.
  • Khô miệng, cảm thấy khát nước nhiều hơn và ngứa da.
  • Sút cân trầm trọng.
  • Thị lực giảm sút, mờ mắt, mất thị giác.
  • Nhiễm trùng nấm men: nấm men ăn glucose và thường xuất hiện ở các nếp gấp ấm và ẩm của da như ở ngón tay, ngón chân,…
  • Vết loét, vết cắt chậm lành lại.

Những biến chứng của tiểu đường khi mới bắt đầu thường không rõ rệt khiến người bệnh lầm tưởng đây chỉ là dấu hiệu bình thường khi cơ thể không khỏe. Đừng phớt lờ sự kêu gào của cơ thể, hãy nhanh chóng tới các cơ sở uy tín để kiểm tra tổng quát khi cơ thể có dấu hiệu bất thường.

3. Dược phẩm điều trị tiểu đường

Đây là căn bệnh luôn được giới y khoa học thuật quan tâm và không ngừng tìm kiếm ra những phương pháp điều trị bệnh mới. Điều trị tiểu đường chủ yếu qua thuốc. Sau quá trình nghiên cứu và đánh giá chi tiết, Sàn dược phẩm đã thống kê được Top 5 loại dược phẩm điều trị bệnh đái tháo đường tốt nhất hiện nay:

3.1. Rybelsus (Semaglutide)

Dược phẩm điều trị tiểu đường Rybelsus

Rybelsus chứa thành phần chính là Semaglutide, đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấp chứng nhận lưu hành.

Thuốc có tác dụng giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích lượng insulin giải phóng nhiều hơn, kết hợp làm giảm bài tiết glucagon. Ngoài tác động điều trị chính về tiểu đường, Rybelsus còn làm chậm lại quá trình rỗng dạ dày sau bữa ăn. Đây là một trong những loại dược phẩm điều trị tiểu đường hiệu quả nhất hiện nay.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, chán ăn hay táo bón.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp Rybelsus với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn, khoa học và phù hợp.

Thuốc được dùng đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, chống chỉ định với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, người có tiền sử ung thư tuyến giáp thể tủy, đa u tuyến nội tiết tuýp 2 hoặc người bị dị ứng với các thành phần của thuốc.

3.2. Victoza (Liraglutide)

Dược phẩm điều trị tiểu đường victoza

Đây là dược phẩm điều trị tiểu đường có thể sử dụng đối với trẻ em từ 10 tuổi trở lên, là nghiên cứu đầu tiên trừ insulin có thể tiêm cho cả trẻ.

Victoza tiếp tục là một loại thuốc được chỉ định điều trị tiểu đường tuýp 2.

Lưu ý trong việc dùng thuốc như sau:

  • Tiêm dưới da bụng, đùi hoặc trên cánh tay, nhưng không tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc ở bắp.
  • Có thể thoải mái sử dụng mà không bị ảnh hưởng bởi thời gian sinh hoạt như ăn uống, ngủ nghỉ; dùng 1 lần/ ngày và không quy định thời gian sử dụng.

Sử dụng Victoza sẽ kéo theo một số tác dụng phụ như đau dạ dày, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn,…

3.3. Admelog (Insulin lispro)

Dược phẩm điều trị tiểu đường Admelog

Là loại dược phẩm điều trị tiểu đường giúp cải thiện, kiểm soát đường huyết ở người lớn bị tiểu đường tuýp 2 và trẻ nhỏ từ 3 tuổi bị bệnh tiểu đường tuýp 1.

Insulin được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp DNA và sử dụng chủng Escherichia coli không gây bệnh ở trong phòng thí nghiệm.

Chỉ định dùng thuốc vào trước bữa ăn 15 phút hoặc ngay sau ăn để hạ đường huyết nhanh.

Admelog có thể gây ra hạ đường huyết có hại do sử dụng không đúng cách, các triệu chứng phản ứng quá mẫn, hạ kali máu, tăng đường huyết và nhiễm Toan Ceton do thiết bị bơm insulin bị trục trặc.

Vì vậy, khi sử dụng thuốc này, cần phải tuân thủ các quy định về liều lượng, cách sử dụng, thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh được tốt nhất.

3.4. Jardiance (Empagliflozin)

Dược phẩm điều trị tiểu đường Jardiance

Tiếp theo là Jardiance được bào chế dưới dạng viên nén có hình bầu dục, màu vàng nhạt.

Thông thường, thuốc sẽ được sử dụng vào một lần mỗi buổi sáng. Tùy vào tình trạng diễn biến của bệnh mà có thể thay đổi liều lượng dựa trên chỉ định của bác sĩ.

Jardiance không chỉ dùng điều trị cho đái tháo đường mà còn có tác dụng giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc đau tim, đặc biệt với bệnh nhân mắc biến chứng về tim mạch do bệnh tiểu đường.

Là một loại dược phẩm điều trị tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên, người dùng cần phải tìm hiểu và thật cẩn thận khi sử dụng Jardiance vì một số tác dụng ngoài ý muốn. Có thể xảy ra như: dị ứng phát ban, ngứa, chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, sưng vùng mặt, lưỡi hoặc cổ họng,… Ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường, hãy dừng dùng thuốc và kiểm tra tại cơ sở y tế ngày để được xử lý kịp thời.

3.5. Soliqua 100/33 (Insulin glargine và lixisenatide)

 Dược phẩm điều trị tiểu đường soliqua

Soliqua là sự kết hợp cả Insulin glarine và lixisenatide. Vì vậy thuốc có khả năng kiểm soát đường huyết ổn định, giảm nguy cơ hạ đường huyết một cách đột ngột tốt hơn so với các loại khác.

Lưu ý rằng Soliqua chỉ được sử dụng đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, còn không sử dụng đối với tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân bị nhiễm toan ceton, có tiền sử viêm tuyến tụy và bị liệt dạ dày.

Ngoài những tác dụng phụ thường gặp ở các loại dược phẩm điều trị tiểu đường khác như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, Soliqua đã ghi nhận một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn:

  • Viêm tuyến tụy;
  • Tổn thương thận;
  • Hạ kali trong máu;
  • Hạ đường huyết nghiêm trọng;
  • Dị ứng.

Qua những thông tin trên mà sanduocpham.vn đã cung cấp về “dược phẩm điều trị tiểu đường”. Điều quan trọng khi sử dụng các dược phẩm điều trị tiểu đường là phải nắm rõ được các lưu ý về cách dùng, nghe theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ ăn kiêng (hạn chế đồ ngọt, tinh bột, rượu bia,…) và tập thể dục đều đặn để cải thiện bệnh được sớm nhất, tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm hơn.

Fanpage Facebook: Sàn dược phẩm

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại