Huyết áp cao, thấp là bao nhiêu? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nhiều người thường xuyên gặp phải những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thoáng qua nên không quá để tâm. Trên thực tế, đó có thể là dấu hiệu mà cơ thể đang báo cho bạn biết khả năng mình đã bị mắc cao/ thấp huyết áp. Nếu để tình trạng bệnh diễn biến thường xuyên có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và cả tính mạng. Nên biết những gì về huyết áp để phòng tránh bệnh hiệu quả, tất cả sẽ được giải đáp bài viết dưới đây.

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là gì?

Huyết áp là hiện tượng mà sự tuần hoàn của máu trong các mạch tạo nên áp lực để đẩy máu lưu thông các tế bào của cơ thể. Nói cách khác, đây là áp lực máu được tạo ra bởi sự co bóp của cơ tim và sự cản lại của động mạch. Sự hoạt động của máu trong cơ thể là dấu hiệu quan trọng nói lên việc cơ thể đó còn sống hay đã chết.

Đơn vị đo huyết áp là  milimet thủy ngân, kí hiệu là mmHg. Số đo của áp lực máu có dạng một phân số. Trong đó, tử số biểu hiện cho áp lực tâm thu, còn mẫu số biểu hiện cho áp lực tâm trương.

Áp lực của  máu trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố:

  • Nhịp tim và lực co của tim: theo đó, nhịp đập của tim tỉ lệ thuận với huyết áp, tim đập càng nhanh và mạnh thì huyết áp càng tăng cao.
  • Sức cản của mạch máu: thành mạch máu bị xơ vữa, kém đàn hồi, nhất là ở người cao tuổi thì dễ gây ra cao huyết áp.
  • Khối lượng máu: lượng máu giảm làm cho áp lực máu cũng giảm và ngược lại.
  • Độ quánh của máu.

2. Huyết áp cao/ thấp là bao nhiêu?

Huyết áp cao/ thấp là bao nhiêu

Để biết tình trạng huyết áp của mình như thế nào, cao hay thấp, có thể sử dụng máy đo biến áp đo ở cánh tay hoặc mặt trong của cách tay nằm ngay ở vị trí cùi chỏ (vì đây là động mạch tay). Các dụng cụ đo phổ biến là huyết áp kế thủy ngân, kế điện tử và kế đồng hồ.

Đối với một cơ thể bình thường đã trưởng thành, huyết áp ổn định thường duy trì dưới 130/85 mmHg. Nếu chỉ số kết quả nhỏ hơn 120/80 mmHg tức là cơ thể đó đang được tối ưu. Tuy nhiên khi chỉ số này nhỏ hơn 105/60 mmHg thì gây bất lợi rất lớn đối với vấn đề tim mạch.

  • Huyết áp cao: người bệnh bị xác định là áp suất máu cao khi chỉ số đo được lớn hơn 140/90 mmHg. Tình trạng này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người. Đây là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim,… Những người bị cao huyết áp đột ngột cũng có nguy cơ bị liệt, mất khả năng tư duy, vận động…
  • Huyết áp thấp: áp lực của dòng máu bị giảm xuống khiến chỉ số huyết áp tâm thu/ tâm trương thấp hơn 90/60 mmHg. Căn bệnh này nếu nhẹ thì bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt; nặng thì ngất xỉu do máu không lên được não, tế bào thần kinh bị thiếu dưỡng khí.

Nên thường xuyên đo áp suất của máu bằng các dụng cụ chuyên dùng, có thể đo mỗi ngày hoặc nhiều lần trong ngày để nắm rõ được tình trạng huyết áp nhất, kịp thời có cách xử lý.

3. Nguyên nhân của tăng/ giảm huyết áp

Nguyên nhân của tăng/ giảm huyết áp

Muốn trị bệnh thì phải biết bệnh do đâu. Các bệnh về huyết áp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến là:

  • Thiếu máu hoặc chất lượng của máu kém. Nguyên do là từ việc ăn uống không điều độ, không đủ dưỡng chất; kỳ kinh nguyệt kéo dài, phụ nữ sau sinh mất nhiều máu;…
  • Mất nước do thời tiết nắng nóng đổ nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy, nôn ói,…
  • Lao động quá sức khiến cơ thể không còn năng lượng, dễ tụt huyết áp, gây choáng váng.
  • Huyết áp thấp còn có thể di truyền.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch (suy tim, van tim, rối loạn nhịp tim,…) hoặc đái tháo đường thường sẽ có huyết áp không duy trì ở mức ổn định.
  • Rối loạn chức năng khiến lòng động mạch hoạt động giảm hiệu quả, mất khả năng điều chỉnh tình trạng áp lực máu của cơ thể.
  • Rối loạn nội tiết cũng gây ra các bệnh về áp lực đường máu.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị: thuốc lợi tiểu, tim mạch, kháng sinh hoặc thuốc chống trầm cảm,…
  • Người uống nhiều rượu bia.
  • Người đang ở trong một tư thế quá lâu và đột ngột thay đổi tư thế sẽ khiến máu không kịp lưu thông.
  • Người bị béo phì, thừa cân.
  •       …

4. Khuyến nghị trong phòng chống bệnh huyết áp

Khuyến nghị trong phòng chống bệnh huyết áp

Để  phòng ngừa huyết áp cao, chúng ta cần phải:

  • Duy trì cân nặng của cơ thể hợp lý: những người thừa cân càng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Ăn nhiều rau quả, đủ dinh dưỡng, không nên ăn quá mặn.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể tạo ra một lớp bảo vệ khỏi tình trạng tăng- giảm áp suất của máu.
  • Hạn chế thuốc lá và đồ uống có cồn vì làm tăng nguy cơ bị cao mắc bệnh. 
  • Giảm stress, lo âu, căng thẳng.
  • Kiểm tra kỹ nguồn nước uống của gia đình vì trong đó có thể chứa nhiều natri, một chất làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao.
  • Chú ý xây dựng lối sống lành mạnh phòng ngừa mọi bệnh tật.

Để phòng ngừa huyết áp thấp, chúng ta cần phải:

  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể luôn được nạp đầy năng lượng, tránh tụt huyết áp.
  • Người bị huyết áp thấp nên ăn mặn hơn bình thường và uống các loại trà có hỗ trợ nâng áp lực của máu lên trên các thành động mạch như trà gừng, cà phê, trà sâm,…
  • Hạn chế bia rượu và đồ uống có cồn.
  • Hạn chế các thực phẩm: rau cải, dưa hấu, bí ngô, mướp đắng, khoai lang tím, lòng trắng trứng, tảo biển, kiwi,… vì chúng góp phần gây ra hạ huyết áp.
  • Không thức quá khuya, không thay đổi tư thế đột ngột.
  • Nên tắm nước ấm để máu được lưu thông tốt hơn.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Chú ý các tác dụng phụ của thuốc xem có nguy cơ gây hạ đường huyết hay không và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Điều trị huyết áp ngay từ khi chỉ vừa xuất hiện những dấu hiệu bệnh đơn giản để tránh những rủi ro nguy hiểm hơn. Thực hiện những khuyến nghị trên để phòng tránh bệnh ngay từ ban đầu, bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Nếu còn băn khoăn nào, hãy liên hệ ngay tại website sanduocpham.vn hoặc qua Fanpage Sàn Dược Phẩm để được giải đáp.

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại