Hướng dẫn chi tiết cách mở quầy thuốc Hà Nội mới nhất [2023] 

Mở quầy thuốc Hà Nội có thể là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Bởi thị trường y tế tại Hà Nội đang ngày càng phát triển rộng mở, lợi nhuận mang lại cao. Tuy nhiên, để bắt đầu kinh doanh ở đây bạn cần phải hiểu rõ quy định, thủ tục và các khoản chi phí khi mở quầy tại thuốc Hà Nội. Để biết thêm chi tiết về quy trình mở quầy thuốc Hà Nội, cùng đọc bài viết dưới đây của Sàn Dược Phẩm nhé! 

1. Quy định mở quầy thuốc đạt chuẩn GPP

1.1 Quy định về nhân sự phụ trách chuyên môn 

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016, nhân sự phụ trách của cơ sở bán lẻ thuốc phải có văn bằng chuyên môn bao gồm:

  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược 
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược 

Bên cạnh đó, người chịu trách nhiệm về dược của quầy thuốc cần có 1 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. 

1.2 Quy định về cơ sở vật chất, thiết bị y tế 

Quy định về cơ sở vật chất, thiết bị y tế

Xây dựng và thiết kế quầy thuốc:

  • Quầy thuốc cần phải được tách biệt hoàn toàn với các hoạt động khác, được xây ở vị trí cố định, thoáng mát và tránh các nguồn ô nhiễm. 
  • Khi xây dựng, quầy thuốc cần được thiết kế vững chắc với trần chống bụi, tường và nền nhà dễ dàng vệ sinh. Ánh sáng cần được cung cấp đủ mà không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên thuốc.

Diện tích quầy thuốc phải đạt tối thiểu là 10m2, phải có khu vực trưng bày và bảo quản thuốc. Ngoài ra phải có khu vực tư vấn và trao đổi thông tin cho khách hàng. 

2. Giấy phép mở quầy thuốc Hà Nội 

2.1 Giấy phép đăng ký kinh doanh

Khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều cần phải có giấy phép kinh doanh. Đặc biệt đối với quầy thuốc là loại hình kinh doanh chịu sự quản lý nghiêm ngặt của pháp luật. Để được đi vào hoạt động thì cần chuẩn bị hồ sơ sau: 

  • Mẫu đơn đề nghị đăng ký quầy thuốc tại Hà Nội 
  • Bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác 

2.2 Chứng chỉ hành nghề dược do Sở Y tế cấp 

Chứng chỉ hành nghề dược do Sở Y tế cấp

Điều kiện để xin giấy phép mở quầy thuốc sẽ bao gồm chứng chỉ hành nghề dược so Sở Y tế cấp, để xin được giấy chứng nhận thì cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược theo mẫu được ban hành tại Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.
  • Ảnh chân dung 4×6 của đối tượng đề nghị Cấp chứng chỉ hành nghề Dược với nền trắng trong thời gian không quá 6 tháng. 
  • Bản sao hợp lệ các văn bằng chuyên môn ngành dược 
  • Bản sao hợp lệ giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định tại 54/2017/NĐ-CP.
  • Bản chính hoặc bản sao giấy khám có đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh cấp 
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, hộ chiếu,.. 

2.3 Giấy phép chứng nhận quầy thuốc đủ điều kiện kinh doanh 

Để được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: 

  • Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ kiện mở quầy thuốc theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP. 
  • Bản sao chứng nhận giấy đăng ký kinh doanh quầy thuốc 
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề dược do Sở Y tế cấp 

3. Thủ tục xin mở quầy thuốc Hà Nội 

Thủ tục xin mở quầy thuốc Hà Nội

Dựa trên quy định của Nghị định 54/2017/NĐ-CP và Nghị định 155/2018/NĐ-CP, thủ tục xin giấy phép mở quầy thuốc Hà Nội bao gồm: 

  • Bước 1: Nộp hồ sơ 

Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan thẩm quyền hoặc nộp qua đường bưu điện đến Sở Y tế tại Hà Nội nơi đặt quầy thuốc. 

  • Bước 2: Xử Lý và Giải Quyết

Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và thực hiện quá trình giải quyết.

  • Bước 3: Nhận Kết Quả

Sau khi thực hiện thẩm tra, các cơ sở được kiểm tra, đánh giá thực hành tốt quản lý nhà thuốc theo phạm vi kinh doanh và không yêu cầu đánh giá thực tế tại cơ sở sẽ mất 2 ngày để nhận kết quả. 

Còn trường hợp cần tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở, thời gian xử lý là 30 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược là 1 triệu đồng, theo quy định của Thông tư 277/2016/TT-BTC.

4. Chi phí mở quầy thuốc 

Chi phí mở quầy thuốc

Chi phí mở quầy thuốc có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí địa điểm, kích thước quầy thuốc, loại hình kinh doanh, và các yêu cầu pháp lý địa phương. Dưới đây là một danh sách các khoản chi phí mà chủ quầy thuốc cần xem xét: 

  • Chi phí thuê mặt bằng: Điều này sẽ tùy thuộc vào vị trí đặt cơ sở kinh doanh của bạn. Ở các khu vực trung tâm và thành phố như Hà Nội, chi phí mặt bằng sẽ cao hơn. Tuy nhiên thường thì mức chi phí này sẽ dao động từ 7 triệu đến 15 triệu đồng/ tháng. 
  • Chi phí xây dựng và trang trí: Quầy thuốc có thể cần phải sửa sang hoặc trang trí để phù hợp với yêu cầu kinh doanh và gây ấn tượng tốt cho khách hàng. 
  • Chi phí mua sắm trang thiết bị và đồ nội thất: Bao gồm tủ thuốc, quầy, kệ sách, máy tính, máy in, và các thiết bị y tế cần thiết. Khoản chi phí này sẽ dao động từ 40 triệu đến 60 triệu đồng tùy vào quy mô quầy thuốc. 
  • Chi phí giấy phép và thủ tục pháp lý: Đây là khoản chi phí cần có khi kinh doanh bất kỳ loại hình nào. Thường thì chỉ mất 1 triệu đến 2 triệu cho các loại giấy tờ pháp lý.
  • Chi phí nhập thuốc bao gồm tiền mua sắm ban đầu cho lượng thuốc cần thiết để bắt đầu kinh doanh và duy trì tồn kho. Mức chi phí này dao động từ 100 triệu đến 300 triệu đồng.
  • Chi phí quảng cáo và tiếp thị: Để thu hút khách hàng, cần dành một phần ngân sách cho quảng cáo và tiếp thị.
  • Chi phí nhân công: Nếu quầy thuốc cần thuê nhân viên, sẽ phải trả tiền lương và các lợi ích khác

Tóm lại mức chi phí mở quầy thuốc Hà Nội sẽ có phần cao hơn các khu vực nông thôn và vùng ngoại thành. Tuy nhiên, không thể phủ định những cơ hội hấp dẫn khi mở quầy thuốc ở khu vực này. Với những chia sẻ trên Sàn Dược Phẩm hy vọng sẽ giúp bạn nắm được những quy trình để mở quầy thuốc tại Hà Nội và tính toán được các khoản chi phí một cách hợp lý nhất.

Fanpage Facebook: Sàn Dược Phẩm

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại