Những rủi ro khi mở nhà thuốc và cách xây dựng kế hoạch đối phó hiệu quả

Mở một nhà thuốc là một hành trình đẩy thách thức và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn. Cùng đọc bài viết dưới đây của Sàn Dược Phẩm để tìm hiểu về những rủi ro khi mở nhà thuốc và đưa ra các cách để xây dựng kế hoạch phòng ngừa  hiệu quả nhé! 

1. Rủi ro về pháp lý 

Rủi ro pháp lý là một trong những nguy cơ hàng đầu khi mở nhà thuốc. Dưới đây là một số những rủi ro về pháp lý mà nhà thuốc cần lưu ý như: 

  • Mở nhà thuốc yêu cầu quy trình đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của cơ quan quản lý địa phương. Nếu mở nhà thuốc mà không thực hiện quy trình này và kinh doanh trái phép sẽ dẫn đến việc bị xử phạt hoặc thậm chí mất quyền kinh doanh. 
  • Các sản phẩm dược phẩm được bán tại nhà thuốc phải có giấy phép lưu hành và có chứng nhận bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Việc vi phạm có thể dẫn đến các trách nhiệm pháp lý nặng. 
  • Chủ nhà thuốc cần tuân thủ các quy định về lao động, bao gồm giờ làm việc, lợi ích và quy định liên quan đến nhân sự. Đồng thời phải cung cấp bảo hiểm xã hội cho nhân sự nhằm tránh việc phải đối mặt với các vấn đề pháp lý. 

Rủi ro về pháp lý

2. Khu vực kinh doanh 

Khi quyết định kinh doanh dược, các chủ đầu tư thường không thể đánh giá tiềm năng của khu vực kinh doanh mà đơn vị sẽ hoạt động. Hoặc nếu có đánh giá, cũng sẽ không lượng hóa được các chỉ tiêu đánh giá. Vì thế mà việc mở nhà thuốc sẽ chỉ dựa vào cảm tính mà không có sự đánh giá chặt chẽ. 

Chính điều đó sẽ khiến việc các chủ đầu tư kinh doanh vào các khu vực không có tiềm năng, dẫn đến khả năng thất bại của nhà thuốc là rất cao. Để đánh giá tiềm năng khu vực kinh doanh, chủ nhà thuốc cần xem xét hai tiêu chí quan trọng là khả năng mua và mức độ cạnh tranh tại khu vực. 

Mỗi nhà thuốc khi hoạt động sẽ phục vụ cho khoảng từ 400 – 500 hộ dân tùy vào quy mô kinh doanh. Trường hợp nếu trong khu vực đơn vị hoạt động có khoảng 15.000 người tương đương với 3750 hộ dân ( giả thiết mỗi hộ 4 thành viên), thì số lượng nhà thuốc sẽ khoảng tầm 7 đến 9 cửa hàng.

Nhưng đến thời điểm cơ sở bạn hoạt động lại có đến 17 – 18 cửa hàng, thì cho thấy mức độ cạnh tranh tại khu vực này rất và không có tiềm năng để thu lợi nhuận. Việc lựa chọn sai khu vực kinh doanh cũng là rủi ro khi mở nhà thuốc mà các các chủ đầu tư cần lưu ý. 

Khu vực kinh doanh

3. Quy mô kinh doanh 

Việc kinh doanh với quy mô nhỏ là một rủi ro khi mở nhà thuốc. Khi bắt đầu kinh doanh nhà thuốc, nhiều chủ đầu tư thường có xu hướng tâm lý của việc đầu tư nhỏ giọt và tiết kiệm tối đa. Và việc mở rộng quy mô sau khi mở nhà thuốc thì không phải là điều dễ dàng.

Khi bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm, các nhà thuốc cần mang đến thị trường những điểm khác biệt để phục vụ khách hàng tốt nhất. Mỗi nhà thuốc cần có diện tích tối thiểu là 10m2, mặt tiền rộng và cung cấp được hơn 1500 mặt hàng để tạo được sự độc đáo thu hút khách hàng. Và nếu có thể hãy mở rộng diện tích để không hạn chế việc cung ứng thuốc với số lượng lớn. 

4. Năng lực cạnh tranh 

Năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh kém cũng là một rủi ro khi mở nhà thuốc mà thường gặp phải. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một nhà thuốc, không chỉ dựa vào lượng khách hàng hay sự hài lòng của họ mà còn xem xét đến nhiều khía cạnh khác nhau. Sự cạnh tranh kém dẫn đến tình trạng buôn bán không thu được lợi nhuận, tạo tâm lý chán nản cho chủ nhà thuốc từ đó dẫn đến việc ngừng hoạt động nhà thuốc. 

Để thu hút được khách hàng, nhà thuốc cần đầu tư vào nhiều yếu tố như thiết kế nhà thuốc, đa dạng sản phẩm, giờ hoạt động 24/24 và thái độ phục vụ hòa nhã của nhân viên. Tuy nhiên khi bắt đầu kinh doanh sẽ không thể ngay lập tức đạt được những yêu cầu như mong muốn và sẽ có rủi ro khi mở nhà thuốc.

Năng lực của nhà thuốc mới mở sẽ khó cạnh tranh được với các đối thủ lâu năm, vì thế mà cần xây dựng kế hoạch và đưa ra những mục tiêu cụ thể để có thể đảm bảo nhà thuốc có đủ năng lực cạnh tranh. 

5. Tư vấn và bảo mật thông tin khách hàng 

Tư vấn và bảo mật thông tin khách hàng

Một trong những rủi ro khi mở nhà thuốc là thiếu bảo mật thông tin khách hàng. Điều này mang lại nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ đến nhà thuốc mà còn đối với khách hàng. 

Nếu các thông tin về cá nhân và các dữ liệu về bệnh của khách hàng bị tiết lộ sẽ khiến khách hàng mất niềm tin vào nhà thuốc và lựa chọn các cơ sở khác để sử dụng dịch vụ. 

Đối với lĩnh vực dược việc tư vấn chính xác là điều quan trọng phải có. Nếu nhân sự nhà thuốc đưa ra những tư vấn không chính xác, giới thiệu các sản phẩm không mang lại hiệu quả cao hoặc cung cấp các sản phẩm bị hỏng, hết hạn sử dụng cũng sẽ dẫn đến mất niềm tin khách hàng. Mỗi sự cố từ việc bảo mật đến tư vấn như vậy sẽ ảnh hưởng lâu dài đến nhà thuốc và khiến khách hàng chấm dứt việc mua sắm tại nhà thuốc. 

Dù đối với khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ nhà thuốc nhưng chỉ cần một đến hai lần trải nghiệm tiêu cực sẽ khiến họ quyết định không quay lại nữa. Vì thế duy trì uy tín và sự tin cậy trong cung cấp sản phẩm là điều quan trọng để tránh rủi ro khi mở nhà thuốc là giảm niềm tin nơi khách hàng.

6. Rủi ro khi mở nhà thuốc – Đội ngũ nhân viên 

Đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng thực hành nghề nghiệp đạt chuẩn thì mới cung cấp được cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên đây cũng được xem như là rủi ro khi mở nhà thuốc của một số chủ đầu tư.

Vì để tiết kiệm chi phí đầu tư, một số nhà thuốc sẽ lựa chọn thuê nhân sự có trình độ kém hoặc chưa được đào tạo qua các chương trình trong lĩnh vực dược. Điều đó dẫn đến việc tư vấn không chính xác cho khách hàng, cung cấp thuốc không đúng bệnh và khiến khách hàng có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Việc có cho mình một đội ngũ nhân viên có năng lực, có khả năng tư vấn khách hàng và kiến thức chuyên môn sẽ giúp nhà thuốc nhanh chóng ghi điểm được ở khách hàng. Nếu khách hàng nhận thấy được thái độ phục vụ của nhân viên tốt, các dịch vụ tư vấn đáp ứng nhu cầu sẽ duy trì được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 

7. Cách xây dựng kế hoạch đối phó rủi ro hiệu quả 

Cách xây dựng kế hoạch đối phó rủi ro hiệu quả

Xây dựng một kế hoạch đối phó hiệu quả với những rủi ro khi mở nhà thuốc là điều quan trọng để đảm bảo sự ổn định và thành công của nhà thuốc. Dưới đây là kế hoạch đối phó rủi ro hiệu quả:

  • Đầu tiên nhà thuốc cần đánh giá rủi ro gặp phải và đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro về mặt pháp lý, nhân sự, bảo mật và các khía cạnh khác để có thể đưa ra được hướng giải quyết tốt nhất. 
  • Xác định và ưu tiên rủi ro để xem xét rủi ro nào quan trọng nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động kinh doanh nhà thuốc. 
  • Phát triển kế hoạch đối phó cụ thể cho mỗi rủi ro, bao gồm cả biện pháp phòng ngừa và ứng phó khi rủi ro xảy ra. Sau đó thiết lập hệ thống giám sát để theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp này. 
  • Xác định và hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan để tuân thủ đầy đủ, đảm bảo nhà thuốc hoạt động hợp pháp. 
  • Thực hiện kiểm tra đánh giá định kỳ về hiệu quả của kế hoạch đối phó rủi ro và điều chỉnh dựa trên những phản hồi, thay đổi của môi trường. 

Với những thông tin vừa rồi Sàn Dược Phẩm hy vọng các chủ nhà thuốc có thể nắm được những rủi ro khi mở nhà thuốc và đưa ra các biện pháp để phòng ngừa hiệu quả cho cơ sở của mình nhé!

Fanpage Facebook: Sàn Dược Phẩm

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại