Quy trình 9 bước xây dựng sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP 

Trong lĩnh vực dược, việc xây dựng kho thuốc là một yếu tố then chốt, mang lại sự an toàn, hiệu quả trong công tác bảo quản dược phẩm. Chính bởi thế việc xây dựng được một sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP là điều quan trọng không thể thiếu cho bất kỳ đơn vị bảo quản dược phẩm nào. Cùng đọc bài viết dưới đây của Sàn Dược Phẩm để khám phá quy trình xây dựng sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP cho các cơ sở bảo quản thuốc hiện nay nhé! 

1. Kho thuốc GSP là gì?

Trước tiên, để biết kho thuốc GSP là gì thì cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn GSP là gì nhé!

GSP hay còn được biết đến với tên tiếng anh đầy đủ là Good Storage Practices, được hiểu là Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Tiêu chuẩn này bao gồm các nguyên tắc, quy định chặt chẽ liên quan đến quá trình bảo quản sản phẩm từ khâu sản xuất, lưu trữ và phân phối đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu của GSP là đảm bảo chất lượng thuốc được an toàn trong suốt quá trình bảo quản. 

Dựa vào định nghĩa trên, có thể hiểu rằng kho thuốc theo tiêu chuẩn GSP là những kho đặc biệt được thiết kế riêng để lưu trữ các sản phẩm thuốc, nguyên liệu dược phẩm, và các sản phẩm y tế khác. Đồng thời các kho thuốc này phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các tiêu chuẩn GSP theo quy định của Bộ Y tế.

2. Tầm quan trọng của sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP

Sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP không chỉ là một bản thiết kế bình thường mô tả cấu trúc không gian lưu trữ thuốc mà còn mô tả chi tiết về đường đi, bố trí phòng ban và các khu vực quan trọng của một kho thuốc. Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một nhà kho đạt chuẩn và hiệu quả. 

Sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP được xem như là một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp bảo quản thuốc vì những lợi ích như sau: 

  • Việc có một bản thiết kế đầy đủ là yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện được nhà kho như mình mong muốn.Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh và quy mô sản xuất, chủ đầu tư có thể hình dung cấu trúc của nhà kho dựa trên sơ đồ tương ứng. Điều này giúp tránh được các trường hợp xây dựng nhà kho không như mong muốn và không đạt yêu cầu về mặt quy mô. 
  • Sơ đồ kho thuốc cũng giúp cho việc nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên hơn bởi nhân viên có thể dựa vào sơ đồ mà tìm kiếm và xử lý hàng hóa nhanh chóng hơn, tối ưu thời gian nhất có thể. 
  • Bên cạnh đó, việc có sơ đồ kho sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận kho bằng cách mô tả rõ ràng các bước, quy trình để từ đó giảm thiểu sai sót và tăng khả năng ứng phó với các vấn đề xuất hiện. 

3. Phân loại sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP 

Mỗi sản phẩm đều có những đặc tính riêng, yêu cầu quá trình bảo quản phải đáp ứng các tiêu chuẩn riêng để giữ được chất lượng sản phẩm tốt nhất. Đặc biệt đối với các loại dược phẩm, là những sản phẩm có tính nhạy cảm cao, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, vi khuẩn hay hóa chất. Không những thế, dược phẩm cũng yêu cầu bảo quản theo nguyên tắc FIFO (nhập trước, xuất trước) hay hạn sử dụng ngắn hơn thì xuất trước. Những yêu cầu đó buộc các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược cần thiết kế sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP để dễ dàng hơn trong công tác bảo quản chất lượng. 

Hiện nay có hai loại sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP phổ biến và được các doanh nghiệp lựa chọn như: 

3.1 Bố cục nhà kho hình chữ I

Với loại bố cục này thì nhà kho được thiết kế theo dạng sẽ dồn hàng tồn kho dược phẩm vào một hướng ra phía đối diện nhà kho. Dọc con đường ngắn nhất của lối vào ra sẽ đặt các sản phẩm có nhu cầu cao, trong khi những sản phẩm có nhu cầu và tiêu chuẩn thấp hơn sẽ được đặt gần các bức tường ở phía ngoài. 

Ưu điểm của loại bố cục này: 

  • Sắp xếp sản phẩm theo một hướng duy nhất giúp tiện lợi trong quá trình vận chuyển và đồng thời đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nhập trước – xuất trước. 
  • Loại thiết kế này cũng đa dạng kênh khi phân chia hơn, hàng khi vận hành được chia theo một chiều nên giảm thiểu được những sai sót trong chọn hàng. 
  • Mỗi loại thuốc sẽ có những yêu cầu về nhiệt độ khác nhau, và với loại bố cục này thì mỗi loại hàng hóa cùng nhiệt độ sẽ được xếp với nhau và đảm bảo điều kiện phù hợp mà không ảnh hưởng đến các sản phẩm dược phẩm khác. 

3.2 Bố cục nhà kho hình chữ U

Loại bố cục này cho phép việc tiếp nhận và lấy hàng xung quanh khu vực trung tâm, với đầu nhập hàng và xuất hàng cùng một lối thông duy nhất. 

Với loại hình này, các sản phẩm dược phẩm có tiêu chuẩn cao được đặt gần các khoang xếp hàng, còn với các sản phẩm nhu cầu thấp thì được đặt xa khu vực lối ra vào và dựa vào bức tường phía sau. 

Ưu điểm của loại bố cục này: 

  • Khi tiến hành phân chia hàng, một xe nâng có thể lấy và dỡ hàng trong một chuyến duy nhất và quay lại cùng địa điểm ban đầu. 
  • Đối với các sản phẩm khi đến bến xếp hàng có thể được phân phối ngay mà không cần lưu trữ hay điều động xe vận chuyển. 
  • Với bố cục này thì nhà kho chỉ có một lối ra vào duy nhất, việc quản lý các yêu cầu về nhiệt độ, không khí, an ninh trở nên dễ dàng hơn. 

4. Quy trình xây dựng sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP 

Để có được một bản sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP, thì doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau: 

Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng 

Đây là bước mà doanh nghiệp xác định về mục tiêu kinh doanh, quy mô của cơ sở cũng như các khía cạnh về tài chính để đánh giá mức độ khả thi của doanh nghiệp. 

Bước 2: Xác định các rủi ro 

Cần xác định các khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như: 

  • Đối với kho có thể tích càng lớn thì mức độ biến thể giữa nhiệt độ, độ ẩm càng cao
  • Công suất của quạt lưu thông hay bộ khuếch tán không khí 
  • Vị trí của các cảm biến điều chỉnh nhiệt độ 
  • Cách đặt các pallet có thể cản trở luồng không khí. 
  • Hiện tượng biến đổi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo mùa 

Bước 3: Xây dựng giao thức thông tin 

Sau khi xác định các khu vực có nguy cơ rủi ro, tiến hành phát triển một giao thức để thực hiện nghiên cứu và lập hồ sơ kho thuốc. Giao thức này bao gồm thông tin về các loại dữ liệu như nhiệt độ, độ ẩm, số lượng, vị trí lắp đặt của các cảm biến, cùng với cơ sở lý luận và giao thức hỗ trợ để đánh giá điều kiện nhà kho.

Bước 4: Phân bổ cảm biến 

Việc thiết lập cảm biến là điều quan trọng cho các nhà kho. Quan trọng là phải định rõ cách bố trí và lắp đặt vị trí của chúng, cũng như xác định số lượng phù hợp cho từng kho. Đối với các khu vực có mức độ rủi ro cao, cần tăng cường số lượng cảm biến để thực hiện đánh giá một cách đồng đều.

Bước 5: Lựa chọn công nghệ thích hợp 

Doanh nghiệp cần lựa chọn các loại công nghệ là hệ thống phần mềm phù hợp có khả năng sử dụng để thiết lập và tải xuống các dữ liệu cần thiết. 

Bước 6: Xây dựng thiết bị để lập sơ đồ

Khi đã triển khai cảm biến vào các khu vực rủi ro, quan trọng là có một hệ thống thiết bị và tài liệu để thực hiện đánh giá, kiểm tra, và giám sát, nhằm đảm bảo rằng các điều kiện môi trường đáp ứng tiêu chuẩn GSP. 

Bước 7: Kiểm tra và đánh giá 

Khi thực hiện bước này, doanh nghiệp cần xác định các dữ liệu cần thiết, thông tin mình cần để phân tích trong báo cáo. Hệ thống phần mềm lúc này sẽ thực hiện việc thu thập và ghi chép lại những thông tin bằng cách hiển thị chúng một cách trực quan dưới dạng biểu đồ để thuận tiện cho việc kiểm tra, đánh giá. 

Bước 8: Điều chỉnh các sai sót 

Sau khi tiến hành kiểm tra và có kết quả, thì sử dụng các kết quả có được để xác định vị trí nơi sản phẩm có thể tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài mà điều chỉnh một cách hợp lý. 

Bước 9: Triển khai kế hoạch 

Khi đã hoàn thành các bước trên và điều chỉnh những sai sót thì kho đã sẵn sàng để triển khai kế hoạch và chờ đợi phê duyệt. 

Trên đây là 9 bước cơ bản để xây dựng sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP mà bạn có thể tham khảo. Sanduocpham.vn hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được những thông tin chi tiết nhất về tiêu chuẩn GSP và xây dựng được sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP nhé! 

Fanpage Facebook: Sàn Dược Phẩm

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại