Hướng dẫn chi tiết thủ tục mở phòng khám tư nhân mới nhất 

Mở phòng khám tư nhân là ước mơ của bao y dược sĩ. Tuy nhiên có rất nhiều người còn chưa biết để mở được một phòng khám tư nhân thì phải đáp ứng các điều kiện gì? Thủ tục mở phòng khám tư nhân ra sao? Để giải đáp được những thắc mắc trên cùng đọc bài viết dưới đây của Sàn Dược Phẩm nhé! 

1. Phòng khám tư nhân là gì? 

Phòng khám tư nhân là gì?

Phòng khám tư nhân là một cơ sở y tế được thành lập, xây dựng và vận hành bởi các cá nhân hoặc tổ chức với sự tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật liên quan. Hoạt động của phòng khám tư nhân không chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ các cơ quan quản lý của nhà nước.

2. Hình thức kinh doanh phòng khám tư nhân 

Hình thức kinh doanh phòng khám tư nhân

Phòng khám tư nhân có thể hoạt động dưới 4 hình thức khác nhau như: 

  • Phòng khám đa khoa: Là một đơn vị chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, tập trung vào dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ngoại trú, tức là không yêu cầu bệnh nhân nghỉ chân qua đêm. Đây là một loại cơ sở y tế tương tự bệnh viện nhưng thường cung cấp chẩn đoán và điều trị cho cộng đồng lớn hơn mà bệnh nhân không cần phải nằm viện.
  • Phòng khám chuyên khoa: Tập trung vào cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên môn và chuyên sâu trong một lĩnh vực y học cụ thể, như da liễu, nha khoa, sản phụ khoa, và nhi khoa.
  • Phòng khám bác sĩ gia đình: Phòng khám gia đình là mô hình khám chữa bệnh nhỏ, do cá nhân hoặc đội nhóm nhỏ lập nên, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như chuyên khoa của bệnh viện. 
  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền: Là nơi cung cấp các phương pháp và liệu pháp truyền thống, dựa trên tri thức y học dân gian kết hợp với y học hiện đại. 

3. Điều kiện mở phòng khám tư nhân

Phòng khám tư nhân cũng là một hình thức kinh doanh liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Bởi thế khi mở phòng khám cần tuân thủ 2 điều kiện nghiêm ngặt sau: 

3.1 Điều kiện hoạt động cho các cơ sở khám bệnh 

Điều kiện hoạt động cho các cơ sở khám bệnh

Phòng khám tư nhân để đi vào hoạt động cần tuân thủ các quy định theo Điều 43 luật Dược 2009 như: 

  • Cơ sở kinh doanh phòng khám cần có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
  • Được cấp giấy phép hoạt động bởi Bộ trưởng Bộ Y Tế, Giám đốc Sở Y Tế hay Bộ Quốc Phòng. 

3.2 Điều kiện chung cho phòng khám tư nhân  

Điều kiện chung cho phòng khám tư nhân

Điều kiện về nhân sự: 

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn cần có chứng chỉ hành nghề thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn. Đồng thời, sau khi được cấp cứng chỉ cần đạt tối thiểu 36 tháng kinh nghiệm khám, chữa bệnh và đạt 54 tháng tham gia trực tiếp. 
  • Đối với các đối tượng thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong cơ sở cần có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc phân công.

Phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng và chứng chỉ đào tạo phải phù hợp với công việc được phân công.

Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị: 

  • Cơ sở vật chất: Đảm bảo địa điểm kinh doanh cố định (ngoại trừ tổ chức khám, chữa bệnh lưu động). Tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháy và cần có khu vực tiệt trùng để xử lý công cụ đã sử dụng.
  • Thiết bị y tế: Cơ sở kinh doanh cần đảm bảo đầy đủ thiết bị y tế phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động động chuyên môn. Đối với cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp cần có ít nhất bộ phận xét nghiệm sinh hóa.

4. Thủ tục mở phòng khám tư nhân 

Bước 1: Hoàn thiện chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh 

Hoàn thiện chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh

Người muốn được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cần gửi 01 bộ hồ sơ tới các cơ quan có thẩm quyền. 

Trong vòng 20 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm duyệt và lập biên bản thẩm định. Sau đó, Bộ Y tế sẽ đưa ra một trong các quyết định sau: 

  • Cấp chứng chỉ hành nghề nếu hồ sơ hợp lệ trong vòng 10 ngày làm việc.
  • Yêu cầu bổ sung tài liệu, văn bản cụ thể để hoàn chỉnh hồ sơ trong vòng 05 ngày làm việc nếu hồ sơ còn thiếu sót.
  • Thông báo bằng văn bản về lý do từ chối cấp chứng chỉ hành nghề nếu hồ sơ không đạt yêu cầu.

Bước 2: Thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép phép đầu tư 

Thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép phép đầu tư

  • Thành lập doanh nghiệp:

Nộp 01 bộ hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được đầy đủ hồ sơ và hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Xin giấy phép đầu tư:

Để xin giấy phép đầu tư, 1 bản hồ sơ nộp lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư là không thể thiếu trong bộ thủ tục mở phòng khám tư nhân. Trong tối đa 15 ngày, tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Bước 3: Xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân 

Xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động tới Sở Y tế tại địa phương cơ sở đặt trụ sở. Trong khoảng thời gian 90 ngày, tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ kiểm duyệt và tiến hành thẩm định tại cơ sở. Trường hợp hồ sơ được đánh giá đạt yêu cầu, Sở Y tế sẽ cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Đối với mỗi phòng khám, thủ tục mở phòng khám tư nhân sẽ được hoàn thiện sau khi trải qua 3 bước này.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết để thực hiện các thủ tục mở phòng khám tư nhân mà Sàn Dược Phẩm đã tổng hợp để chia sẻ cho bạn. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giải đáp được các thắc mắc về thủ tục mở phòng khám tư nhân và giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản để kinh doanh loại hình này. 

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại