6 triệu chứng đột quỵ nguy hiểm, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con người chỉ trong vài giờ thậm chí vài phút. Vì vậy, bản thân mỗi người cần nắm rõ được các triệu chứng đột quỵ, cách phòng chống cũng như biện pháp sơ cứu kịp thời khi gặp phải loại bệnh này. Điều đó không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình mà còn của người thân, bạn bè và những người xung quanh.

1. Quá trình diễn ra đột quỵ

Quá trình diễn ra đột quỵ

Đột quỵ trong tiếng Anh được viết là Stroke, còn được gọi bằng cách khác là tai biến mạch máu não. Đột quỵ thường xảy ra đột ngột không báo trước và các triệu chứng đột quỵ cũng không rõ ràng.

Khi quá trình lưu thông máu lên não đột nhiên bị tắc nghẽn, suy giảm hay gián đoạn tạm thời khiến cho não bộ bị thiếu oxy, các tế bào thần kinh bị thiếu dưỡng chất và chết dần. Quá trình này chỉ diễn ra trong vài phút nhưng hậu quả mang lại kéo theo suốt đời. Người bị đột quỵ sẽ để lại những di chứng nghiêm trọng và rất nhiều trường hợp đã ghi nhận tử vong do tai biến mạch máu não.

2. Các loại đột quỵ

Các loại đột quỵ

Đột quỵ được chia thành 2 nhóm chính:

Thứ nhất, đột quỵ do bị thiếu máu cục bộ: động mạch bị tắc nghẽn khiến máu không lên được não. Đây là hiện tượng phổ biến, chiếm tới 85% tổng số các ca bị đột quỵ. Trong đột quỵ do bị thiếu máu cục bộ lại được chia làm 2 loại:

  • Đột quỵ do huyết khối: các huyết khối ở màng xơ vữa trong thành mạch có thể làm cho lòng mạch bị hẹp lại, khiến tiểu cầu không lưu chuyển được và dễ tập kết lại một chỗ. Điều đó làm cho lòng mạch bị tắc nghẽn, máu sẽ không lưu thông lên được não và dẫn tới đột quỵ.
  • Đột quỵ do thuyên tắc: huyết khối từ tim hoặc màng xơ vữa động mạch bị bong ra đi tới làm lấp lòng mạch và gây ra tình trạng tương tự với đột quỵ do huyết khối.

Thứ hai, đột quỵ do xuất huyết não: mạch máu não bị vỡ ra, làm cho máu chảy vào não thất, nhu mô não, hay khoang dưới nhện dẫn tới đột quỵ.

3. Các triệu chứng đột quỵ

Các triệu chứng đột quỵ

Các dấu hiệu của đột quỵ thường xảy ra rất nhanh và bất thình lình, có thể ngay lập tức, trước khi tai biến vài phút hoặc vài giờ. Triệu chứng đột quỵ phổ biến có thể kể đến là:

Thứ 1: Mê sảng, hôn mê.

Thứ 2: Hoa mắt, đau đầu, chóng mặt dữ dội, xây xẩm mặt mày, thị lực giảm sút. Mất thăng bằng, không thể đứng vững, người mất hết sức lực là triệu chứng đột quỵ rất hay xảy ra nhưng bị bỏ qua do người bệnh nghĩ rằng họ chỉ đang bị tụt huyết áp nhẹ. Tuy nhiên, bệnh huyết áp cùng là nguyên nhân dẫn tới tai biến mạch máu não.

Thứ 3: Buồn nôn.

Thứ 4: Khuôn mặt đột nhiên méo xệch hoặc liệt nửa mặt. Nếu cảm thấy nghi ngờ, có thể yêu cầu người bệnh cười để xem rõ hơn tình trạng mất cân đối, cười méo mó.

Thứ 5: Tê cánh tay hoặc chân một bên, có thể đi kèm với chuột rút và gây ra cảm giác đau đớn.

Thứ 6: Giọng nói bị biến đổi, không nói được tròn chữ, khó phát âm, nói ngọng, khó nghe cũng là triệu chứng của đột quỵ.

Ngay khi thấy các triệu chứng đột quỵ kể trên, hãy tới cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi ngay cấp cứu để được kiểm tra cẩn thận. Phát hiện bệnh càng sớm thì tỉ lệ phục hồi càng cao, tổn thương và di chứng để lại càng bớt nguy hiểm. Đột quỵ có thể gây nên tử vong chỉ trong vài phút, vậy nên không được bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào của bệnh này.

4. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng đột quỵ

Nguyên nhân gây ra các triệu chứng đột quỵ

Có 2 nguyên nhân chính để gây ra tai biến mạch máu não là: thiếu máu cục bộ và xuất huyết não. Dựa vào nguyên nhân này mà đột quỵ được chia thành 2 loại như đã tìm hiểu ở trên.

Bên cạnh đó, các tác nhân gây ra đột quỵ có thể là:

  • Người mang các bệnh lý về tim mạch (hở van tim, suy tim, nhịp tim không đều,…).
  • Người bị bệnh về huyết áp đặc biệt là cao huyết áp.
  • Người bị bệnh đái tháo đường.
  • Người bị mắc hội chứng rối loạn lipid máu.
  • Người thân có tiền sử bị đột quỵ hoặc bệnh tim cũng tăng nguy cơ bị tại biến.
  • Lạm dụng các chất kích thích như ma túy, rượu bia,…
  • Người thường xuyên hút thuốc là hay hít nhiều khói thuốc gián tiếp gây ra hiện trạng mỡ tích tụ bên trong động mạch, nguy cơ máu đông, thiếu máu lên não và đột quỵ.
  • Người bị béo phì, không vận động.
  • Ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ dầu mỡ, lượng cholesterol trong máu cao.
  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị cũng tăng khả năng đột quỵ.
  • Người càng lớn tuổi thì tai biến mạch máu não càng dễ xảy ra, nhất là từ 55 tuổi trở lên.

5.  Phòng chống đột quỵ và hướng dẫn sơ cứu đúng cách

Phòng chống đột quỵ và hướng dẫn sơ cứu đúng cách

Đột quỵ diễn ra rất nhanh chỉ trong vài phút và để lại những biến chứng nguy hiểm. Chạy đua với căn bệnh này là hành động rủi ro cao. Vậy nên, ngay cả trước khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, bạn cần phải phòng chống ngay từ giờ:

  • Giữ huyết áp ổn định vì cao huyết áp là nguyên nhân gây ra đột quỵ.
  • Phòng chống bệnh tiểu đường cũng là phòng chống đột quỵ.
  • Hạn chế ăn mặn, đồ ngọt, tránh các thực phẩm nhiều cholesterol.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, đậu và hải sản.
  • Duy trì chỉ số khối cơ thể BMI dưới 25 bằng cách chỉ ăn 1.500 – 2.000 calories mỗi ngày để không bị thừa cân, béo phì.
  • Hoạt động thể chất, tập thể dục đều đặn nhiều hơn.
  • Hạn chế bia rượu, thuốc lá, không sử dụng chất kích thích.
  • Giữ ấm cơ thể, vì khi bị nhiễm lạnh, thành mạch co giãn nhiều hơn, làm cho huyết áp tăng cao có thể làm vỡ các mạch máu, gây xuất huyết não.
  • Có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng an toàn, không gây tác dụng phụ theo khuyến nghị của bác sĩ.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ.

Nếu chẳng may người xung quanh bất ngờ bị tai biến mạch máu não, bạn có thể sơ cứu bằng các bước sau:

  • Nhanh chóng gọi cấp cứu;
  • Đảm bảo người bệnh đang ở bị trí an toàn, không gian thoáng mát, hạn chế người tụ tập xung quanh có thể gây thiếu dưỡng khí;
  • Để bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi nâng lên;
  • Nới lỏng quần áo, phụ kiện,… để người bệnh dễ thở nhất;
  • Kiểm tra hô hấp của người bệnh, thực hiện hô hấp nhân tạo đúng cách;
  • Nếu tim bệnh nhân ngừng đập, tiến hành xoa bóp tim;
  • Dùng khăn tay để lấy sạch đờm và dãi;
  • Đắp chăn giữ ấm cho cơ thể của bệnh nhân;
  • Quan sát liên tục và chờ xe cấp cứu tới.

Một số lưu ý tuyệt đối không được phạm phải khi sơ cứu bệnh nhân bị đột quỵ:

  • Không để người bệnh nằm ngửa.
  • Không cho ăn uống hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Không dùng kim chích lên đầu ngón tay.
  • Không cạo gió.
  • Không để người bệnh nằm quá lâu, khẩn trương đưa tới bệnh viện cấp cứu để không bỏ qua “thời gian vàng” cứu người.

Đột quỵ xảy ra mọi lúc mọi nơi. Vậy nên, qua bài viết của sanduocpham.vn hãy ghi nhớ những triệu chứng đột quỵ và học sơ cứu đúng cách để có thể kịp thời phát hiện và xử lý bệnh sớm nhất, giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm. 

Fanpage Facebook: Sàn Dược Phẩm

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại