Dược sĩ có những vị trí công việc nào? Thu nhập bao nhiêu?

Nhiều người lầm tưởng rằng, Dược sĩ chỉ làm công việc bán thuốc tại các nhà thuốc, quầy thuốc. Nhưng trên thực tế, ngành nghề này gồm rất nhiều vị trí tương ứng với nhiều công việc khác nhau. Vậy cụ thể Dược sĩ là gì, công việc và cơ hội phát triển ra sao? 

1. Dược sĩ là gì? 

Dược sĩ là gì

Dược sĩ (tiếng anh: Pharmacist) là những người làm trong ngành Y – Dược với chuyên môn chủ yếu liên quan về thuốc (dược). 

Họ được đào tạo bài bản, trang bị các kiến thức sinh hóa để hiểu rõ mối tương quan giữa thuốc và con người. Từ đó, đưa dược phẩm vào điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân. 

Dược sĩ có thể đảm nhận các công việc liên quan tới việc nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc trong phòng thí nghiệm. Hoặc cũng có thể tham gia hành nghề Dược trực tiếp như: tư vấn, cung ứng thuốc, theo dõi quá trình điều trị bằng thuốc của người bệnh. Chính vì vậy, dược sĩ là một nghề có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. 

2. Các vị trí, công việc của một Dược sĩ

Như đã đề cập, người tốt nghiệp Dược sĩ có hai hướng lựa chọn nghề nghiệp. Một là tham gia vào công tác nghiên cứu thuốc hoặc hành nghề thuốc trực tiếp. Tùy theo trình độ, nguyện vọng, sở thích,… mà lựa chọn các lĩnh vực khác nhau. 

Các vị trí của Dược sĩ là gì?

Các vị trí phổ biến mà Dược sĩ có thể đảm nhận gồm có: 

  • Dược sĩ nhà thuốc: là vị trí không thể tại các cơ sở bán lẻ thuốc như nhà thuốc, quầy thuốc. Nhiệm vụ chính của người này là tư vấn, cung cấp và bán thuốc an toàn – hiệu quả cho bệnh nhân. 
  • Dược sĩ lâm sàng: được coi như các nhân viên y tế đặc biệt tại các phòng khám, bệnh viện, trung tâm y tế,… Họ phối hợp chặt chẽ cùng với bác sĩ để đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất với người bệnh. Cùng với đó là chăm sóc, hướng dẫn cụ thể cho người bệnh về cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
  • Nghiên cứu, bào chế và kiểm nghiệm thuốc: trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu, bào chế các sản phẩm dược mới 
  • Công nhân dược: có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau tại nhà máy dược như: vận hành máy móc, đóng gói, kiểm tra lỗi,….
  • Thử nghiệm thuốc lâm sàng: sau quá trình nghiên cứu sẽ là bước thử nghiệm thuốc lâm sàng. Đây là bước quan trọng để thuốc được cấp phép sản xuất và sử dụng ngoài thị trường.  

dược sĩ thử nghiệm thuốc lâm sàng

Ngoài những vị trí trên, còn rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn khác như: 

  • Đào tạo nhân lực ngành dược
  • Làm việc cho các tổ chức Y tế trong và ngoài nước
  • Chuyên viên dịch thuật ngành Dược
  • Marketing ngành dược 
  • Trình dược viên
  • Thực hiện công tác pha chế theo đơn thuốc của bác sĩ 

3. Thu nhập của Dược sĩ là bao nhiêu? 

So với mặt bằng chung, thu nhập của Dược sĩ được đánh giá khá hấp dẫn. Tuy nhiên, con số này chắc chắn sẽ có sự chênh lệch tùy theo bằng cấp, kinh nghiệm và vị trí công việc mà họ đảm nhận.

Theo số liệu mới nhất, thu nhập trung bình của một dược sĩ hiện nay nằm trong khoảng 7.000.000 VNĐ – 50.000.000 VNĐ/ tháng. Cụ thể: 

  • Dược sĩ nhà thuốc có mức lương từ 7 – 10 triệu/tháng với người vừa mới ra trường; 15 – 20 triệu đồng/tháng khi có thâm niên 2 – 3 năm trong ngành. Còn nếu làm chủ cơ sở bán lẻ thuốc thì con số này có thể lên tới 40 – 50 triệu đồng/ tháng
  • Vị trí nghiên cứu, bào chế thuốc đang có mức lương trung bình từ 8 – 15 triệu/ tháng, người có kinh nghiệm có thể lên đến 15 – 20 triệu/tháng
  • Công nhân dược: tùy theo vị trí và tính chất công việc mà mức lương dao động từ 8 – 35 triệu đồng/tháng
  • Trình dược viên: mức lương tương xứng với doanh số bán được, thu nhập trung bình vào khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng

Thu nhập của Dược sĩ là bao nhiêu? 

4. Tiềm năng phát triển nghề nghiệp của Dược Sĩ 

Dược sĩ là ngành nghề gắn liền với đời sống sức khỏe của cộng đồng. Trải qua quãng thời gian dịch bệnh, người dân càng trở nên nhạy cảm và quan tâm tới vấn đề về sức khỏe. Điều này kéo theo sự xuất hiện hàng loạt của các cơ sở y tế, kinh doanh dược trên khắp cả nước.

Cụ thể, Việt Nam hiện có hơn 250 nhà máy sản xuất dược đạt chuẩn cùng hàng ngàn cơ sở kinh doanh thuốc to, nhỏ. Theo thống kê, dù số lượng sinh viên ngành Dược tăng 2 lần so với những năm trước. Nhưng vẫn chưa thể nào “bù đắp” được khoảng trống nhân sự mà ngành nghề này để lại. 

Đó chính là lý do tại sao Dược sĩ lại lọt top những công việc đầy triển vọng trong tương tai. Bạn không cần phải quá lo lắng về cơ hội việc làm nếu đang theo học ngành này. 

Qua bài viết trên của Sàn Dược Phẩm, hẳn bạn đã nắm rõ Dược sĩ: công việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp như thế nào? Đây là một ngành nghề cao quý với nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở. Tuy nhiên, hành trình để lấy tấm bằng Dược sĩ thật không dễ dàng, hãy trang bị thật vững chắc những kiến thức và kỹ năng cho mình nhé!

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại