Chi phí mở quầy thuốc có lớn không? Những chi phí cơ bản để mở quầy thuốc

Muốn mở cửa hàng để kinh doanh trong lĩnh vực thuốc, Dược sĩ sẽ cần phải làm rất nhiều khâu quan trọng như khảo sát thị trường, tìm kiếm địa điểm, lên ý tưởng thiết kế,… Và điều quan trọng nhất chính là phải xác định chi phí mở quầy thuốc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Chi phí mở quầy thuốc là bao nhiêu?”.

1. Chi phí mở quầy thuốc có lớn hay không?

Chi phí mở quầy thuốc tối thiểu

Kinh doanh quầy thuốc là lĩnh vực kinh doanh có nhiều yêu cầu nghiêm ngặt trong việc cấp giấy phép hành nghề, yêu cầu chuyên môn, bằng cấp, kinh nghiệm, thiết bị bảo quản và cơ sở vật chất, đạt tiêu chuẩn GPP…

Tuy nhiên, nếu xét theo góc độ chi phí, kinh doanh quầy thuốc cũng được xác định như các ngành nghề khác. Vậy câu hỏi đặt ra là “chi phí mở quầy thuốc có lớn không?”. Đây là câu hỏi rất khó để trả lời. Chi phí có lớn hay không còn tùy thuộc và quy mô quầy thuốc bạn muốn mở, số lượng hàng hóa bạn muốn nhập hay cách tối ưu hóa chi phí của bạn có tốt hay không,…

Thông thường, bạn sẽ cần ít nhất 100.000.000-200.000.000 đồng để bắt đầu công việc kinh doanh bán lẻ thuốc. Số vốn này sẽ đảm bảo cho bạn có thể đầu tư cho quầy thuốc được những vật dụng cần thiết nhất. Chẳng hạn như: chi phí mua và lắp đặt các tủ đựng thuốc, chi phí thuê dược sĩ bán hàng, lắp đặt thiết bị làm lạnh, chi phí trang trí quầy thuốc, làm biển quảng cáo cho quầy thuốc,…

Bên cạnh đó, những khoản chi lớn hơn như tiền thuê mặt bằng, chi phí xây dựng quầy thuốc và chi phí cho việc nhập hàng cần phải tính toán thật kỹ.

>> Quy trình mở quầy thuốc được cập nhật mới nhất năm 2023

2. Những loại chi phí cơ bản để mở quầy thuốc

2.1. Chi phí cho làm thủ tục, giấy tờ, giấy phép hoạt động

CHi phí cho thủ tục, giấy tờ để mở quầy thuốc

Để mở được quầy thuốc đạt chuẩn GPP, điều đầu tiên bạn cần phải làm là được cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, loại giấy phép chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề được cấp bởi Sở Y Tế.

Theo quy định của Nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bán lẻ thuốc, chi phí cần thiết để đạt được các loại giấy chứng nhận sẽ giao động khoảng 500.000-1.000.000 đồng (chưa kể chi phí thẩm định nhà thuốc đạt chuẩn GPP). Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian hơn thì có thể sử dụng các dịch vụ từ công ty trung gian. Như vậy, chi phí cho thủ tục mở quầy thuốc sẽ tăng lên từ 1.000.000- 3.000.000 đồng.

>> 5 kinh nghiệm khi kinh doanh quầy thuốc tây

2.2. Chi phí mặt bằng

Chi phí mặt bằng khi mở quầy thuốc

Chi phí thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những địa điểm khác nhau thì sẽ có mức giá khác nhau. Chẳng hạn mở quầy thuốc ở ngay trung tâm thành phố, mặt đường nơi dân cư tập trung đông đúc sẽ có giá thuê cao hơn rất nhiều so với những nơi khác.

Để tiết kiệm chi phí mặt bằng thì bạn có thể mở quầy thuốc có không gian vừa đủ, nhưng hãy nhớ diện tích tối thiểu của quầy thuốc đạt chuẩn GPP là 10m2 nhé.

Trung bình, chi phí thuê mặt bằng ở các vùng nông thôn sẽ khoảng từ 3.000.000-5.000.000 đồng/ tháng. Còn với các thành phố và thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, số tiền thuê sẽ dao động từ 5.000.000-30.000.000 đồng/ tháng. Đây là những con số mang tính chất tham khảo, bạn tốt nhất hãy khảo sát giá thị trường, xác định rõ nơi mình muốn thuê để có chi phí mặt bằng chuẩn xác nhất.

Ngày nay, việc kinh doanh online đang càng ngày phát triển, nếu lựa chọn kinh doanh quầy thuốc theo hình thức này, bạn sẽ giảm bớt được khoản chi phí mặt bằng.

2.3. Chi phí đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất

Chi phí đầu tư cơ sở vật chất tại quầy thuốc

Bất kì loại ngành nghề nào khi mở địa điểm kinh doanh đều sẽ phải đầu tư cho cơ sở vật chất. Với nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội, con người đã không còn thỏa mãn ở “no và ấm” mà còn yêu cầu cao ở “ngon và đẹp”. Ngay cả khi kinh doanh bán lẻ thuốc, quầy thuốc cũng phải đảm bảo được các yếu tố thẩm mỹ, chưa kể tới các tiêu chuẩn GPP.

Cơ sở vật chất của quầy thuốc sẽ gồm: các tủ đựng thuốc, hệ thống máy lạnh- làm mát cho hiệu thuốc, biển hiệu quảng cáo, các thiết bị bảo quản, máy tính và phần mềm quản lý nhà thuốc (nếu có), chi phí trang trí (tranh ảnh, hoa, cây cảnh,…),…

Tùy thuộc vào quy mô của quầy thuốc mà số lượng các vật dụng vật chất sẽ nhiều hay ít. Ước tính trung bình chi phí mở quầy thuốc trong đầu tư cơ sở vật chất sẽ vào khoảng 40.000.000-60.000.000 đồng, chưa kể chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng như thiết bị hỏng hóc.

>> Danh mục thuốc thiết yếu không thể thiếu tại các quầy thuốc

2.4. Chi phí thuê nhân sự

Chi phí thuê nhân sự

Nhân viên bán hàng của quầy thuốc buộc phải là những người đã có bằng Dược sĩ từ trung cấp trở lên, được đào tạo chuyên sâu, bài bản, nên ưu tiên tuyển những người đã có kinh nghiệm để tránh xảy ra sai sót trong việc “chẩn bệnh- bốc thuốc”.

Theo giá thị trường lao động, dược sĩ bán thuốc làm việc 8 tiếng/ngày sẽ có mức lương 5.000.000 – 7.000.000 đồng, có thể cao hơn do kỹ năng, kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn có chế độ lương thưởng, làm việc ngày lễ, BHXH.

Nhân viên bán hàng với các quầy thuốc có quy mô vừa và nhỏ nên chỉ cần thuê từ 1-3 người để tiết kiệm chi phí.

2.5. Chi phí nhập hàng cho quầy thuốc

Đây là một khoản chi phí chính yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí mở quầy thuốc. Khâu nhập hàng rất quan trọng, đòi hỏi bạn phải khảo sát thị trường nhà cung cấp dược phẩm dựa trên các tiêu chí như: so sánh giá cả, ưu đãi và chiết khấu, so sánh chất lượng, kiểm tra hàng hóa thật kỹ để tránh tình trạng hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng bị hư hỏng, ẩm mốc, hàng không rõ xuất xứ hay hết hạn sử dụng,… và tìm hiểu về phản hồi của những người mua khác để bảo đảm an toàn, uy tín.

Số lượng dược phẩm nhập để bán nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng tới chi phí mở quầy thuốc. Chi phí cho đầu tư hàng bán này sẽ giao động trong khoảng 100.000.000- 300.000.000 đồng, một con số rất lớn. Vậy nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ ở khâu này nhé!

2.6. Chi phí khác liên quan

Ngoài những chi phí bắt buộc phải chi để có thể kinh doanh ở trên, dược sĩ còn nên cân nhắc tới các loại chi phí khác như: marketing, đầu tư phần mềm quản lý quầy thuốc và chi phí đổi mới quầy thuốc…

3. Chỉ tiêu xác định doanh thu quầy thuốc

Tiêu chí xác định doanh thu của quầy thuốc

Để xác định doanh thu của quầy thuốc, bạn sẽ cần phải xác định trên các tiêu chí:

  •       Doanh thu trung bình/ ngày, doanh thu tháng.
  •       Số khách hàng trong ngày- tuần- tháng.
  •       Chi phí phát sinh trung bình/ ngày, chi phí phát sinh trong tháng (tiền điện, nước, chi phí nâng cấp, bảo quản thiết bị, tiền lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng,…).
  •       Thuế GTGT ngành nghề bán lẻ thuốc 1%.
  •       Thuế thu nhập cá nhân 0.5%/ tháng.
  •       Lợi nhuận sau thuế

4. Nguồn hàng nhập cho quầy thuốc uy tín giúp giảm thiểu chi phí

Hướng dẫn đặt hàng tại Sàn Dược Phẩm

Như đã nói ở trên, chi phí mở quầy thuốc trong đầu tư hàng hóa chiếm số vốn lớn nhất từ 100.000.000-300.000.000 đồng. Vì vậy, bạn cần phải xem xét thật kỹ càng để tối ưu hóa chi phí ở khoản này. Có nhiều cách để nhập hàng, chẳng hạn:

  •       Nhập hàng trực tiếp từ công ty phân phối dược phẩm.
  •       Nhập hàng từ các chợ thuốc
  •       Nhập hàng từ các nhà thuốc lớn

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp cho quầy thuốc của mình, Sàn dược phẩm sẽ là một sự lựa chọn không tồi. Chúng tôi tự tin là nhà phân phối thuốc uy tín trên toàn quốc, với nhiều sản phẩm đa dạng, có mức giá cạnh tranh, dịch vụ giao hàng nhanh chóng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, đến với Sàn dược phẩm, bạn sẽ được tận hưởng nhiều ưu đãi, siêu nhiều khuyến mãi hấp dẫn vào mỗi tháng. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn đặt hàng tại sanduocpham.vn

Như vậy, bài viết trên đã liệt kê những chi phí mở quầy thuốc cần thiết để bạn có thể tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn về việc nhập các loại dược phẩm uy tín giá ưu đãi, liên hệ ngay với chúng tôi tại sanduocpham.vn.

Fanpage: Sàn dược phẩm

 

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại