Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà thuốc gồm những gì? Điều kiện và quy trình nộp

Trong điều kiện nền kinh tế đang ngày càng phát triển, sức khỏe là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Các nhà thuốc, quầy thuốc cũng vì thế mà được thành lập rất nhiều, tuy nhiên nhiều dược sĩ vẫn chưa hiểu rõ về hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà thuốc. Và chưa biết cách hoàn thiện hồ sơ này, vậy hãy cùng Sàn Dược Phẩm đọc ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé! 

1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà thuốc gồm những gì? 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà thuốc gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà thuốc là bộ tài liệu được chủ nhà thuốc nộp lên các cơ quan quản lý có thẩm quyền khi thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh nhà thuốc theo luật quy định. 

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh nhà thuốc sẽ bao gồm các loại giấy tờ pháp lý sau: 

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh: Là loại văn bản đề nghị các cơ quan quản lý cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho nhà thuốc có đủ điều kiện và đáp ứng yêu cầu kinh doanh dược. 
  • Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn: Đây có thể là bản sao bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng của chủ nhà thuốc hoặc người đại diện nhà thuốc 
  • Bản sao công chứng căn cước công dân và giấy tờ của chủ nhà thuốc 
  • Chứng chỉ hành nghề dược của chủ nhà thuốc hoặc người chịu trách nhiệm pháp lý đối với nhà thuốc 

>> Chiến lược Marketing Mix cho nhà thuốc để tạo sự khác biệt

2. Điều kiện đáp ứng của hồ sơ đăng ký kinh doanh

Điều kiện đáp ứng của hồ sơ đăng ký kinh doanh

Một quy định được đặt ra với hồ sơ đăng ký kinh doanh của tất cả các loại hình kinh doanh là cần phải đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh không được tẩy xóa, không sửa chữa, rách hỏng và mọi thông tin nêu trong hồ sơ phải đảm bảo tính chính xác và trung thực
  • Hồ sơ cần được khai và nộp đúng theo quy định của pháp luật 

3. Quy trình nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Quy trình nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Quy trình nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà thuốc gồm các bước sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Thu thập các tài liệu cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Bao gồm thông tin cá nhân của chủ nhà thuốc, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, các văn bằng chuyên môn và chứng chỉ hành nghề dược được Bộ Y Tế cấp. Ngoài ra, cũng nên chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến việc thuê/ mua mặt bằng và giấy tờ liên quan đến quản lý thuốc (nếu cần).  

Bước 2: Nộp đơn xin cấp phép kinh doanh 

Điền các thông tin cá nhân của người đại diện nhà thuốc vào đơn đề nghị xin cấp phép và nộp tại các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Đơn xin phải được rõ ràng và đủ các thông tin cần thiết.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ kinh doanh 

Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hồ sơ và xác nhận tính hợp lệ. Quá trình này có thể mất một khoảng thời gian để hoàn thành bởi họ sẽ kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ, để xác nhận nhà thuốc đáp ứng các tiêu chuẩn luật định.

Bước 4: Thẩm định thực tế tại cơ sở đăng ký giấy phép 

Cơ quan quản lý có thẩm quyền có thể đến thanh tra thực tế tại nhà thuốc để đánh giá về tiêu chuẩn an toàn, chất lượng, bảo quản và phân phối thuốc

Bước 5: Cấp giấy phép kinh doanh 

Sau khi thanh tra thực tế tại nhà thuốc, quầy thuốc và đánh giá hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy phép kinh doanh nhà thuốc cho người làm đơn. 

Bước 6: Gia hạn và duy trì giấy phép

Đối với bất cứ giấy phép kinh doanh nào thì đều có thời gian gia hạn định kỳ. Chủ nhà thuốc cần phải tuân thủ các điều kiện và quy định mà pháp luật quy định để duy trì giấy phép kinh doanh trong thời gian hoạt động nhà thuốc. 

>> Nếu là nhà thuốc, quầy thuốc, phong khám tư nhân,.. Bạn hãy TẠO TÀI KHOẢN để có thể:

  • xem mức giá của 20.000 sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng
  • Nhận được những chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.
  • Được đội chăm sóc khách hàng chủ động liên hệ, tư vấn và hỗ trợ

>> Nhà thuốc tây là gì? 5 nhà thuốc tây uy tín nhất hiện nay

4. Xin giấy phép kinh doanh nhà thuốc ở đâu?

Xin giấy phép kinh doanh nhà thuốc ở đâu?

Để xin giấy phép kinh doanh nhà thuốc, người đại diện hoặc chủ nhà thuốc cần đến các cơ quan chức năng của Bộ Y Tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nơi đặt cơ sở nhà thuốc. 

5. Chi phí làm hồ sơ đăng ký kinh doanh 

Chi phí làm hồ sơ đăng ký kinh doanh

Chi phí làm hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ phụ thuộc vào việc vào việc thành lập nhà thuốc tư nhân hay chuỗi nhà thuốc mà có mức chi phí khác nhau. Cụ thể sẽ có các khoản sau: 

  • Phí đăng ký kinh doanh: Hiện nay là 200.000 VND dành cho chuỗi nhà thuốc hay doanh nghiệp, và 100.000 VND cho hộ kinh doanh hay nhà thuốc tư nhân.
  • Phí cung cấp thông tin nhà thuốc hay phí xử lý hồ sơ: Bao gồm chi phí các bản sao giấy tờ cá nhân, bản sao chứng chứng chỉ hành nghề dược và giấy tờ liên quan đến nhà thuốc 
  • Phí cấp giấy phép kinh doanh là 100.000VND/ lần 

Vừa rồi là những thông tin cụ thể về mức phí mà nhà thuốc đăng ký kinh doanh cần nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của Sàn Dược Phẩm, các chủ nhà thuốc và dược sĩ có ý định thành lập nhà thuốc sẽ nắm vững được các kiến thức về hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà thuốc để đạt được kết quả tốt khi đi làm hồ sơ này. 

Fanpage Facebook: Sàn Dược Phẩm

>> Top 5 nhà thuốc uy tín được khách hàng tin tưởng tại Hà Nội

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại