Nhà thuốc và quầy thuốc có khác nhau? Những điều bạn cần phải biết

Làm thế nào để phân biệt được nhà thuốc và quầy thuốc một cách đơn giản? Nhà thuốc có những loại hình phổ biến nào? Hay những điều kiện dược sĩ cần phải đáp ứng để có thể được cấp phép mở quầy thuốc? Hãy để Sàn dược phẩm giúp bạn giải đáp những thắc ấy qua bài viết sau đây nhé!

1. Sự giống nhau giữa Nhà thuốc và Quầy thuốc

Nhà thuốc và quầy thuốc đều là những loại hình kinh doanh, đơn vị bán lẻ thuốc. Đâu là cơ sở cung cấp các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, các vật dụng y tế tới người tiêu dùng. Các sản phẩm được bán tại nhà thuốc và quầy thuốc đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật và đều nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho người dân.

2. Sự khác nhau giữa Nhà thuốc và Quầy thuốc

sự khác nhau giữa nhà thuốc và quầy thuốc

Mọi người thường có xu hướng nghĩ rằng nhà thuốc và quầy thuốc là hai loại hình giống nhau vì đều kinh doanh các sản phẩm về y dược. Tuy nhiên giữa 2 loại hình này có những yêu cầu khác nhau được quy định rõ trong Luật Dược 2016, Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

>> Tìm hiểu thêm: Tư vấn mở quầy thuốc chi tiết năm 2023

Vậy chúng khác nhau thế nào:

Tiêu chí so sánh Nhà thuốc Quầy thuốc
 Người phụ trách chuyên môn Người phụ trách phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp. Người phụ trách phải có một trong các loại bằng sau:

–        Loại bằng tốt nghiệp đại học ngành Dược;

–        Loại bằng tốt nghiệp trường cao đẳng ngành Dược;

–        Loại bằng tốt nghiệp trung cấp ngành Dược.

Người phụ trách phải có ít nhất 18 tháng thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp.

 Địa bàn hoạt động Được phép mở và hoạt động ở bất kì địa bàn nào trên toàn quốc. – Hoạt động tại các xã hoặc thị trấn;

– Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc nhằm phục vụ cho 2.000 người dân thì  được tiếp tục mở mới quầy thuốc và hoạt động không quá 3 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi.

Quyền hạn – Mua thuốc để kinh doanh bán lẻ (trừ vắc xin); trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc danh mục thuốc hạn chế bán lẻ quy định tại Điều 34 của Luật Dược 2016.

– Người có Bằng Dược sĩ được phép thay thế thuốc đã kê đơn bằng một loại thuốc khác có cùng chức năng, liều lượng khi người mua cũng đồng ý và phải chịu trách nhiệm về quyết định thay đổi đơn thuốc.

– Có quyền được tham gia cấp, phát thuốc của bảo hiểm, chương trình hay các dự án y tế khi đáp ứng đủ yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó..

– Được mua, bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếudanh mục thuốc không kê đơn (trừ vắc xin).

– Dược sĩ tại quầy thuốc không được phép thay thế thuốc trong đơn thuốc đã được kê.

>> Tìm hiểu thêm: Lưu ý về bảng hiệu quầy thuốc năm 2023

3. Các loại hình nhà thuốc phổ biến hiện nay

một số loại hình nhà thuốc

3.1 Nhà thuốc truyền thống

Đó là việc thuê mặt bằng để mở nhà thuốc, sau đó chủ sở hữu sẽ tiến hành hoàn tất các thủ tục pháp lý, khâu tiếp theo sẽ là tìm nguồn hàng, nhập hàng và bán ra. Tuy nhiên, theo sự phát triển của thời đại, nhiều hình thức nhà thuốc mới xuất hiện, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, câu hỏi được đưa ra là: Có nên hay không tiếp tục kinh doanh nhà thuốc truyền thống.

>> Tổng hợp 4 bước Marketing hiệu quả cho nhà thuốc

3.2 Nhà thuốc nhượng quyền

Các thương hiệu lớn trên thị trường đã có được nguồn khách hàng nhất định và tạo dựng được niềm tin trong lòng người tiêu dùng. Sau đó, thương hiệu này sẽ tiến hành nhượng quyền kinh doanh, tức là cho người khác mở nhà thuốc theo theo thương hiệu của mình nhưng phải tuân thủ hợp đồng được ký kết.

Hình thức này ngày càng phổ biến với nhiều ưu điểm như:

  •       Người được nhượng quyền không cần mất nhiều thời gian để xâm nhập thị trường.
  •       Được hỗ trợ các chiến dịch Marketing chuyên nghiệp và có hiệu quả cao.
  •       Lấy được nguồn hàng uy tín giá trẻ hơn.
  •       …

Một số nhà thuốc nhượng quyền nổi tiếng có thể kể đến như: Medi Pharma, Link Pharma,…

>> Tìm hiểu thêm: Điều kiện và 5 kinh nghiệm mở quầy thuốc, nhà thuốc bạn cần biết

3.3 Nhà thuốc online

Việc bán thuốc trực tuyến có nhiều ưu điểm như tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, dễ dàng thực hiện marketing,…

Tuy nhiên, việc kinh doanh online gây bất cập khi người bán và người mua không tiếp xúc trực tiếp nên thiếu lòng tin vào nhau, nhất là với lĩnh vực kinh doanh đặc biệt này; hay khó chẩn đoán chính xác bệnh hơn vì không được gặp trực tiếp để xem xét thể trạng của người bệnh.

4. Những điều kiện cần có để mở quầy thuốc- cập nhật mới nhất 2023

một số điều kiện để mở quầy thuốc

Những quy định trong mở quầy thuốc được quy định tại Điều 18 Luật Dược 2016. Cụ thể như sau:

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn phải có Bằng tốt nghiệp ngành dược từ trung cấp trở lên và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp.

– Các loại giấy tờ cần có để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và nộp cho Sở Y tế:

  • Đơn đề nghị được cơ quan thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
  • Tài liệu kỹ thuật có tính chất tương ứng với cơ sở kinh doanh dược;
  • Bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể;
  • Bản sao chứng thực của Chứng chỉ hành nghề dược.

>> Danh mục thiết yếu tại quầy thuốc được cập nhật mới nhất năm 2023

Như vậy, Sàn dược phẩm đã cung cấp cho bạn những điều cơ bản để phân biệt giữa nhà thuốc và quầy thuốc. Mong rằng bạn sẽ chọn được cho mình một loại hình kinh doanh phù hợp. Liên hệ ngay với Sàn dược phẩm nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào.

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại