Kinh doanh nhà thuốc: điều kiện, chi phí, doanh thu và nghĩa vụ thuế

Hiện nay, rất nhiều dược sĩ ra trường muốn mở quầy thuốc, nhà thuốc để tự kinh doanh. Trước khi bắt đầu kinh doanh nhà thuốc, bạn cần phải xem xét mình đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế và pháp luật hay chưa. Bên cạnh đó, một việc rất quan trọng khi bắt đầu kinh doanh bất cứ mặt hàng nào là phải xác định chi phí, ước tính doanh thu và nắm được thuế phải nộp cho Nhà nước để có thể xây dựng quy mô nhà thuốc phù hợp.

1. Điều kiện mở nhà thuốc

Để được hoạt động kinh doanh bán lẻ dược phẩm, bạn cần phải đáp ứng nhiều tiêu chí và quy định. Bởi vì đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo pháp luật. Trong đó, 2 quy định cơ bản nhất để kinh doanh nhà thuốc là nhân sự và cơ sở vật chất.

1.1. Điều kiện về nhân sự nhà thuốc

Điều kiện về nhân sự nhà thuốc

Luật Dược năm 2016 quy định tại điểm D khoản 1 tại Điều 33: người chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc phải có Bằng tốt nghiệp ngành Dược hệ Đại học và Chứng chỉ hành nghề dược hợp lệ. Bên cạnh đó, phải có kinh nghiệm làm việc thực tế tại cơ sở dược phù hợp, tối thiểu là 02 năm.

>> Nếu là nhà thuốc, quầy thuốc, phong khám tư nhân,.. Bạn hãy TẠO TÀI KHOẢN để có thể:

  • xem mức giá của 20.000 sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng
  • Nhận được những chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.
  • Được đội chăm sóc khách hàng chủ động liên hệ, tư vấn và hỗ trợ

1.2. Điều kiện về cơ sở vật chất nhà thuốc

Điều kiện về cơ sở vật chất nhà thuốc

Về địa điểm, nhà thuốc phải có vị trí cao ráo, thông thoáng, tránh xa các nguồn gây ô nhiễm. Nên kinh doanh nhà thuốc tại những nơi đông đúc dân cư, vừa thúc đẩy việc kinh doanh, vừa đáp ứng được nhu cầu sức khỏe của người dân tốt nhất.

Về thiết kế nhà thuốc, có thể dựa trên các tiêu chuẩn của GPP để thiết kế nhà thuốc đẹp mắt, đạt chuẩn và chuyên nghiệp:

  • Diện tích nhà thuốc phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu phải rộng 10m2.
  • Có đầy đủ các khu vực: quầy lễ tân, khu vực ra lẻ thuốc, khu vực trưng bày thuốc, khu vực bảo quản thuốc, khu vực pha chế thuốc (nếu có),… Các khu vực được sắp xếp tách biệt sao cho tối ưu diện tích, không làm cho không gian nhà thuốc trở nên chật chội, bí bách mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ.
  • Có thể thêm những trang trí khác cho nhà thuốc thêm sinh động như tranh ảnh, cây cảnh, hoa tươi,…

Về trang thiết bị tại nhà thuốc:

  • Tủ, giá, kệ đựng thuốc và vật tư y tế;
  • Hệ thống làm lạnh và duy trì độ ẩm;
  • Thiết bị đo, theo dõi nhiệt độ và độ ẩm;
  • Dụng cụ ra lẻ thuốc, nhãn, bao bì thuốc;
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định.

>> 5 nguồn nhập thuốc tây giá sỉ tốt nhất hiện nay

2. Chi phí mở nhà thuốc

Chi phí mở nhà thuốc

Sẽ rất khó để xác định chi phí cụ thể để mở nhà thuốc. Bởi vì việc này còn phụ thuộc nhiều vào quy mô mà dược sĩ muốn xây dựng là nhỏ, vừa hay lớn. Số vốn trung bình bạn cần để có thể bắt đầu kinh doanh nhà thuốc sẽ dao động từ 100.000.000 – 400.000.000 VNĐ.

Các chi phí cơ bản để kinh doanh nhà thuốc:

  • Chi phí làm thủ tục mở nhà thuốc: các thủ tục gồm có giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đạt chuẩn GPP (nếu có) và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Chi phí hoàn thành các thủ tục này sẽ dao động khoảng 1.000.000 VNĐ.
  • Chi phí thuê mặt bằng: chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào vị trí bạn muốn thuê nằm ở thành thị hay nông thôn, ngoài mặt đường hay trong ngõ, đông dân cư hay thưa thớt,… Chi phí thuê mặt bằng có thể từ 3.000.000 – 30.000.000 VNĐ.
  • Chi phí cơ sở vật chất: ước tính từ 40.000.000 – 60.000.000 VNĐ. Số tiền này sử dụng để mua sắm, đầu tư cho các trang thiết bị, yếu tố vật chất tại nhà thuốc.
  • Chi phí nhân sự: theo giá của thị trường, chi phí thuê lao động với thời gian làm việc 8 tiếng/ ngày là 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ, mức giá có thể cao hơn tùy vào nghiệp vụ kỹ năng, kinh nghiệm của dược sĩ.
  • Chi phí nhập hàng: đây là chi phí lớn nhất trong mở quầy thuốc, tùy vào số lượng thuốc sẽ giao động từ 50.000.000 – 300.000.000 VNĐ.

Trên đây là liệt kê những chi phí cơ bản để kinh doanh nhà thuốc, chưa kể phát sinh những chi phí marketing, chi phí sửa chữa và đổi mới, đầu tư cho công nghệ kỹ thuật,…

>> Danh mục thuốc thông dụng tại nhà thuốc

3. Cách xác định lợi nhuận kinh doanh nhà thuốc

Cách xác định lợi nhuận kinh doanh nhà thuốc

Trước hết, cần phải phân biệt được doanh thu và lợi nhuận; lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.

Doanh thu hiểu đơn giản là toàn bộ số tiền mà chủ nhà thuốc thu được nhờ kinh doanh bán thuốc. Còn lợi nhuận là doanh thu sau khi đã trừ đi vốn của hàng bán và các chi phí liên quan (chi phí nhân viên, điện nước, chi phí marketing,…).

Lợi nhuận lại được chia ra thành lợi nhuận trước và sau thuế. Sau khi trừ đi thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác liên quan theo quy định của Luật Thuế, số tiền còn lại chính là thu nhập mà chủ nhà thuốc được sở hữu toàn bộ.

Xác định doanh thu nhà thuốc dựa trên các tiêu chí:

  • Doanh thu cụ thể và trung bình trong ngày/ tháng/ năm;
  • Số lượng khách hàng cụ thể và trung bình trong ngày/ tháng/ năm;
  • Chi phí phát sinh cụ thể và trung bình trong ngày/ tháng/ năm;
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT) ngành bán lẻ thuốc, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế liên quan khác.

>> Hướng dẫn xây dựng chiến lược Marketing cho nhà thuốc

4. Hướng dẫn tính thuế cho nhà thuốc

Hướng dẫn tính thuế cho nhà thuốc

Kinh doanh nhà thuốc có 3 loại thuế cần phải đóng như sau:

  • Thuế môn bài: nộp 1 lần/ năm

Có 3 bậc thuế như sau: doanh thu bình quân năm trên 500.000.000 đồng thì thuế môn bài đóng là 1.000.000 đồng; trên 300.000.000 – 500.000.000 là 500.000 đồng và trên 100.000.000 – 300.000.000 đồng là 300.000 đồng.

  • Thuế GTGT = doanh thu khoán * 1%, thường nộp theo Quý vào đầu kỳ;
  • Thuế thu nhập cá nhân = doanh thu khoán * 0,5%.

Có một lưu ý rằng, đối với những loại thuế trên, nhà thuốc có doanh thu từ 100.000.000 đồng/ năm thì mới có nghĩa vụ đóng thuế.

Kinh doanh nhà thuốc cần có những điều kiện gì, chi phí, doanh thu hay thuế được xác định như thế nào. Tất cả đã được giải đáp ở trên. Mong rằng những chia sẻ này của sanduocpham.vn sẽ có ích trong việc kinh doanh nhà thuốc của bạn.

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại