Mở quầy thuốc cần bằng gì? Một bằng Dược sĩ có được mở nhiều quầy thuốc hay không?

Ngày càng có nhiều dược sĩ nung nấu ước mơ mở một quầy thuốc tự kinh doanh cho riêng mình. Để thực hiện được ước mơ ấy, bạn cần phải đáp ứng một số điều kiện, hồ sơ thủ tục như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Sàn Dược Phẩm sẽ giải đáp câu hỏi: “mở quầy thuốc cần bằng gì?” và những vấn đề xoay quanh khác. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Muốn mở quầy thuốc cần bằng gì?

Vào ngày 10/04/2016, Quốc hội nước ta đã thống nhất thông qua những điều kiện cần phải đáp ứng để được mở quầy thuốc trong bản dự thảo Luật Dược. Các vấn đề về điều kiện, thủ tục đều được nêu rõ trong nội dung này. Theo đó, quy định tại Điều 18 của Luật Dược 2016, để được mở quầy thuốc, bạn cần phải:

  • Mở quầy thuốc cần bằng tốt nghiệp ngành Dược sĩ đối với các cấp độ giáo dục: trung cấp, cao đẳng và đại học. Tuy nhiên, dược sĩ cần phải phân biệt được giữa việc mở nhà thuốc và quầy thuốc là không giống nhau. Bởi vì khi muốn mở nhà thuốc, bạn phải có bằng tốt nghiệp Đại học Dược sĩ, trường hợp trung cấp và sơ cấp sẽ không được chấp thuận.
  • Đồng hành song song cùng với bằng cấp, dược sĩ còn phải đáp ứng điều kiện về kinh nghiệm thực hành để được mở quầy thuốc. Cụ thể, Luật Dược quy định dược sĩ phải có tối thiểu 18 tháng thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp. Các cơ sở thực hành này có thể là: cơ sở sản xuất dược; cơ sở phân phối dược tới các bệnh viện, phòng khám; cơ sở bán lẻ thuốc; cơ sở kiểm nghiệm thuốc;…

2. Muốn mở nhà thuốc cần bằng gì?

Mở nhà thuốc cần bằng gì?

Nhiều người thường nhầm lẫn quầy thuốc và nhà thuốc đều là hai loại hình kinh doanh giống nhau. Xét về bản chất, đây đều là hình thức kinh doanh dược phẩm, bán lẻ thuốc, thực phẩm chức năng, vật tư y tế khác,…

Nhưng điểm khác biệt lớn nhất là: mở quầy thuốc cần bằng tốt nghiệp ngành dược từ trung cấp trở lên, còn mở nhà thuốc thì phải có bằng tốt nghiệp cử nhân đại học ngành dược.

Như vậy, chỉ xét về bằng cấp, có thể thấy rõ nhà thuốc và quầy thuốc chênh lệch nhau như thế nào. Bên cạnh đó, một số điểm khác biệt khác về hai loại hình kinh doanh này còn có địa điểm kinh doanh và mặt hàng kinh doanh. 

>> Mở quầy thuốc cần bao nhiêu vốn? Kinh nghiệm mở quầy thuốc cần ghi nhớ

3. Muốn có Chứng chỉ hành nghề Dược thì cần điều kiện gì?

Muốn mở nhà thuốc cần bằng gì?

Bên cạnh 2 điều kiện cần để có thể mở quầy thuốc, mở quầy thuốc cần một bằng cấp quan trọng không kém chính là: Chứng chỉ hành nghề Dược. Chứng chỉ này sẽ do chính Sở Y tế cấp.

Muốn có Chứng chỉ hành nghề Dược, bạn cần phải:

  • Tốt nghiệp Đại học đối với các ngành như: Dược, Dược học cổ truyền, Y đa khoa, Y học cổ truyền hoặc các ngành về Sinh học, Hóa học,…
  • Tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp đối với các ngành như: Dược, Dược học cổ truyền, ngành Y, Y học cổ truyền,…
  • Tốt nghiệp Trung cấp Dược.
  • Có chứng chỉ về sơ cấp Dược; chứng nhận lương Dược, lương Y; chứng nhận hoặc văn bằng về bài thuốc gia truyền; các loại chứng nhận, văn bằng khác liên quan đến Y Dược được cấp trước khi Luật Dược được thông qua vào ngày 10/04/2016 có hiệu lực.

Đối với quy định mới, nhiều dược sĩ tỏ ra lo ngại vì sinh viên ngành Sinh, Hóa cũng được cấp Chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, đừng hoang mang. Vì những cử nhân chuyên ngành này vẫn được phép cấp Chứng chỉ hành nghề Dược. Nhưng, họ chỉ được phụ trách một hoặc một vài công việc trong ngành Dược. Vậy nên, không có chuyện sinh viên Đại học chuyên ngành Hóa, Sinh được mở quầy thuốc.

>> Hồ sơ mở quầy thuốc theo quy đinh mới nhất năm 2023

4. Mở quầy thuốc cần những hồ thủ tục, hồ sơ gì?

Để mở quầy thuốc Tây, dược sĩ cần nộp 4 loại hồ sơ sau để được cấp phép xây dựng và hoạt động.

4.1. Chứng chỉ hành nghề Dược

Chứng chỉ hành nghề dược

Như đã đề cập ở trên về những điều kiện bạn cần phải đáp ứng để có thể nhận được Chứng chỉ hành nghề Dược. Nếu bạn đã đáp ứng được những điều trên thì có thể tự tin chuẩn bị cho mình bộ hồ sơ xin cấp Chứng chỉ, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy Chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định;
  • Ảnh thẻ nộp kèm với kích cỡ 4*6. Lưu ý rằng ảnh thẻ phải được chụp trong vòng 06 tháng gần nhất và nộp tổng cộng là 2 ảnh;
  • Tờ khai sơ yếu lý lịch công chứng hợp lệ;
  • CCCD/CMT được công chứng hợp lệ;
  • Bằng tốt nghiệp ngành Dược (có thể là bằng trung cấp, cao đẳng hoặc đại học đều được chấp nhận). Dược sĩ cũng phải nộp bản sao đã được công chứng của bằng tốt nghiệp;
  • Nộp bản gốc hoặc bản sao của Giấy khám sức khỏe để chứng minh thể chất đủ điều kiện;
  • Nộp bản gốc hoặc bản sao của Giấy thực hành chuyên môn, chứng minh kinh nghiệm thực hành dược của các dược sĩ tại cơ sở phù hợp.

4.2. Giấy đăng ký kinh doanh

Giấy đăng ký kinh doanh

Hồ sơ cần chuẩn bị tiếp theo là Giấy cấp phép kinh doanh. Chuẩn bị cần có các giấy tờ:

  • Mẫu đơn đề nghị được cấp phép đăng ký kinh doanh trên hình thức hộ kinh doanh, điền theo mẫu quy định đã có sẵn;
  • Nộp bản photo CCCD/CMT đã công chứng một cách hợp lệ bằng bản sao;
  • Bản sao của Chứng chỉ hành nghề dược.

4.3. Giấy chứng nhận quầy thuốc đạt tiêu chuẩn của GPP

Giấy chứng nhận quầy thuốc đạt tiêu chuẩn của GPP

GPP là chứng nhận có thể mang lại sự uy tín và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho quầy thuốc của bạn. Để nhận được chứng nhận này, bạn cần phải đạt các điều kiện về:

  • Nhân sự: yêu cầu về bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm hành nghề.
  • Cơ sở vật chất: yêu cầu về địa điểm kinh doanh, bố trí, kết cấu của quầy thuốc, việc sắp xếp trưng bày các tủ thuốc, chất liệu dùng để xây dựng quầy thuốc hay về cả bảng hiệu,…
  • Hoạt động tại quầy thuốc: mọi hoạt động như mua – bán, bảo quản, tư vấn thuốc tại đây phải diễn ra một cách có bài bản, quy trình, vừa phải đem tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, vừa phải tuân thủ các quy định về dược.

Khi quầy thuốc đáp ứng được những quy định của GPP, dược sĩ có thể lập một bộ hồ sơ đề nghị kiểm chứng và cấp chứng nhận. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận và công nhận, Sở Y tế sẽ thành lập một hội đồng để kiểm chứng tiêu chuẩn GPP tại quầy thuốc đó.

Cụ thể hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:

  • Mẫu đơn đăng ký kiểm chứng tiêu chuẩn GPP dựa trên mẫu đã quy định sẵn;
  • Bản sao đã công chứng của hai loại chứng nhận đã được cấp trước đó là Chứng chỉ hành nghề dược và Chứng nhận đăng ký kinh doanh quầy thuốc;
  • Danh sách kê khai nhân sự tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của quầy thuốc nếu có;
  • Danh sách các danh mục thiết bị, cơ sở vật chất được đầu tư, trang bị tại cơ sở kinh doanh;
  • Biên bản chủ quầy thuốc tự nhận xét, đánh giá về quầy thuốc của mình dựa trên các tiêu chí GPP mà Cục quản lý Dược phẩm của Việt Nam đưa ra;
  • Danh sách liệt kê tất cả các quy trình thao tác chuẩn diễn ra tại quầy thuốc;
  • Cùng một số văn bản mang tính chất pháp lý khác có liên quan.

4.4. Chứng nhận đủ điều kiện về kinh doanh thuốc

Chứng nhận đủ điều kiện về kinh doanh thuốc

Nếu 3 thủ tục, hồ sơ trên đã được cấp phép, vậy thì bạn dường như không còn phải lo lắng về thủ tục cuối cùng này nữa.

Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận đủ điều kiện về kinh doanh mặt hàng thuốc, dược phẩm bao gồm những giấy tờ sau đây:

  • Mẫu đơn đề nghị cấp Chứng nhận đủ điều kiện về kinh doanh dược;
  • Nộp bản sao của các chứng chỉ gồm Chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và chứng nhận đạt các tiêu chí của Thực hành tốt cơ sở quầy thuốc, hãy nhớ phải công chứng hợp lệ những bản sao này.
  • Cuối cùng là bản kê khai danh sách của toàn bộ nhân sự tham gia quá trình vận hành của quầy thuốc nếu có. 

5. Bằng Dược sĩ mở được nhiều quầy thuốc?

Bằng Dược sĩ mở được nhiều quầy thuốc?

Muốn mở quầy thuốc thì cần phải có bằng tốt nghiệp ngành Dược. Vậy một bằng tốt nghiệp ngành Dược có được mở nhiều quầy thuốc hay không?

Thực tế đang rất phổ biến hiện trạng dược sĩ cho thuê bằng mở quầy thuốc mà không xuất hiện tại quầy thuốc đó hoặc một bằng dược sĩ mở nhiều quầy thuốc ở các nơi khác nhau.

Vậy hiện trạng trên là đúng hay sai, tuân thủ hay vi phạm pháp luật?

Theo bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết, các nghị định, thông tư về vấn đề mở quầy thuốc được nêu rõ trong Luật Dược, quy định rằng: Mỗi bằng Dược sĩ chỉ được sử dụng để mở một quầy thuốc ở một địa điểm và phải xuất hiện ở đó để chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của quầy thuốc.

Đối với những trường hợp sai phạm, dược sĩ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị tước giấy phép hoạt động theo quy định tại Nghị định 176.

6. Mô hình quầy thuốc thành công năm 2023

Mô hình quầy thuốc thành công năm 2023

Dựa trên những thông tin đã được cung cấp ở trên, liệu bạn đã đáp ứng được những điều kiện về bằng cấp để được mở quầy thuốc? Nếu bạn đã có đủ những điều kiện trên, hãy bắt tay vào lên ý tưởng cho cơ sở kinh doanh của mình ngay nào!

Các quầy thuốc được “mọc” lên khắp mọi góc đường để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người dân. Trong điều kiện đó, để chiếm được thị trường cho mình, quầy thuốc của bạn phải tạo ra một cái gì đó thật khác, thật nổi bật, và phải thật uy tín. Vì những sản phẩm mà quầy thuốc bán có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người.

Đáp ứng được những tiêu chí trên, mô hình quầy thuốc GPP – xu hướng quầy thuốc tây hiện đại hiện nay sẽ góp phần tạo nên thành công cho quầy thuốc của bạn.

Để mở được quầy thuốc GPP, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện về:

  • Người phụ trách chuyên môn và dược sĩ bán hàng;
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị quầy thuốc.
  • Hoạt động của quầy thuốc.

Mong rằng những thông tin về “Mở quầy thuốc cần bằng gì?” sẽ có ích đối với bạn. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về quầy thuốc GPP cũng như quy trình mở quầy thuốc, xin vui lòng liên hệ ngay với Sàn Dược Phẩm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh nhất. Bên cạnh tư vấn, Sàn Dược Phẩm còn cung cấp dịch vụ mở quầy thuốc cho các bạn dược sĩ. Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại Website Sanduocpham.vn hoặc qua Fanpage Sàn Dược Phẩm.

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại