Mở quầy thuốc cần đóng phí gì? Kinh nghiệm mở quầy thuốc tiết kiệm chi phí 

Mở quầy thuốc cần đóng phí gì, nguồn vốn đầu tư bao nhiêu là đủ? Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần liệt kê các khoản phí cần thiết và định liệu số tiền cho mỗi khoản. Cụ thể ra sao, tham khảo ngay bài viết dưới đây để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh thật vẹn toàn. 

Mở quầy thuốc cần đóng phí gì?

Mở quầy thuốc cần đóng phí gì” là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi có ý định khởi nghiệp quầy thuốc. Bởi vốn chính là yếu tố tiên quyết tạo nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp.

Biết bao người phải tạm ngưng, trì hoãn việc kinh doanh chỉ vì không dự liệu được chi phí. Các danh mục sau sẽ giúp bạn hoạch định và sử dụng nguồn vốn hiệu quả ngay khi bắt đầu mở quầy.

Mở quầy thuốc cần đóng phí gì

1. Chi phí giấy tờ, thủ tục đăng ký kinh doanh 

Quầy thuốc đi muốn đi vào hoạt động, cần đảm bảo yêu cầu về mặt giấy pháp lý. Chính vì thế, đây chính là khoản đầu tiên mà bạn cần chi trả khi được hỏi mở quầy thuốc cần đóng phí gì. Theo quy định, mô hình quầy thuốc bắt buộc phải có đủ 4 loại giấy tờ sau: 

  • Chứng chỉ hành nghề: lệ phí khoảng 500.000 VNĐ/ hồ sơ 
  • Giấy đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp/ hộ kinh doanh): lệ phí 50.000 VNĐ – 100.000 VNĐ
  • Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược: lệ phí tùy theo đặc điểm, điều kiện kinh tế của địa phương
  • Chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc”: phí thẩm định từ 500.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ tùy khu vực 

Chi phí giấy tờ, thủ tục đăng ký kinh doanh 

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chủ quầy có thể tham khảo dịch vụ làm bên ngoài. Mức phí thông qua trung gian có thể cao hơn nhiều, nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm được được kha khá thời gian và công sức.

>> Điều kiện và kinh nghiệm quan trọng mà ai cũng cần biết khi mở quầy thuốc

2. Chi phí thuê địa điểm kinh doanh 

Nếu đã sở hữu một mặt bằng đứng tên mình thì bạn có thể bỏ qua khoản phí này. Nhưng nếu không, thì đây là một khoản phí mà bạn cần đặc biệt lưu tâm. Kinh phí chi trả phụ thuộc phần lớn vào diện tích, đặc điểm giao thông và vị trí. 

Thông thường, các quầy thuốc cần đảm bảo diện tích từ 10m2 trở lên, giá thuê rơi vào khoảng 3-7 triệu/tháng tại khu vực nông thôn. Đối với những mặt bằng tại thành phố thì con số này lớn hơn rất nhiều, có thể lên tới 10 – 20 triệu đồng/tháng. 

Ngoài ra, bạn cũng cần tính toán tới khoản phí tu sửa, lắp đặt lại hệ thống điện nước theo yêu cầu. 

3. Chi phí nhập hàng thuốc 

Được coi là chi phí quan trọng hàng đầu trong các danh mục “Mở quầy thuốc cần đóng phí gì?” Hai tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp tới khoản phí này gồm có: “danh mục thuốc kinh doanh và nhà cung ứng”.

Thông thường mức phí này dao động từ 80 – 150 triệu cho một quầy nhỏ. Nếu tìm được nhà cung ứng phù hợp, bạn có thể lấy hàng với chi phí rẻ hơn, ưu đãi nhiều hơn cùng nhiều chính sách có lợi khác. 

Chi phí nhập hàng thuốc 

Trong đó, Sàn Dược Phẩm là một địa chỉ uy tín rất đáng để tham khảo. Với hơn 10.000 mặt hàng sẵn có, bạn có thể tìm thấy bất kỳ sản phẩm nào nhà thuốc cần tại đây. Tất cả đều đảm bảo tuyệt đối về nguồn gốc, chất lượng với đầy đủ thông tin giấy tờ đi kèm. 

Xuất thân từ trình công nghệ, giao diện Website Sanduocpham.vn được đánh giá thân thiện, dễ nhìn, dễ thao tác. Giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức của nhà thuốc trong quá trình tìm kiếm và nhập hàng. Cùng với đó là đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng tận tân, giải quyết thắc mắc kịp thời và nhanh chóng. 

>> Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục mở quầy thuốc tây đạt chuẩn GPP

4. Chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất

Khi kinh doanh quầy thuốc, đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất rất được coi trọng.  Bởi nó có tác động trực tiếp tới thuốc và trải nghiệm mua của chính khách hàng. Chính vì vậy, đây là danh mục không thể thể thiếu trong Mở quầy thuốc cần đóng phí gì?

Thông thường, chi phí cho toàn bộ trang thiết bị rơi vào khoảng 30 – 50 triệu đồng. Sự chênh lệch này dựa vào chất lượng, số lượng thiết bị bạn hướng tới. Theo tiêu chuẩn GPP, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản sau: 

  • Tủ, quầy đựng thuốc 
  • Điều hòa, máy lạnh, quạt, tủ lạnh, nhiệt ẩm kế
  • Dụng cụ và bao bì ra lẻ 
  • Máy tính, phần mềm quản lý, máy in, hóa đơn viết tay 
  • Cân sức khỏe, đồng hồ treo tường, bình chữa cháy CO2
  • Biển hiệu, bàn tư vấn, nơi rửa tay 

Chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất

5. Chi phí thuê nhân sự quầy thuốc 

Trên cương vị là quản lý nhà thuốc, bạn cần chú trọng tuyển chọn nguồn nhân sự thật kỹ càng. Chủ quầy cân nhắc xem cửa hiệu lớn hay nhỏ, cần bao nhiêu người để đảm bảo cung ứng dịch vụ tốt nhất? Mức lương và chế độ có thể chi trả cho nhân sự là bao nhiêu? 

Nếu có thể bóc tách từng khoản: tiền công, phụ cấp,… càng chi tiết thì càng tốt. Theo kinh nghiệm mở quầy thuốc, trung bình mức lương của dược sĩ bán thuốc làm fulltime từ 5 – 8 triệu, bao gồm cả phụ cấp. 

>> Hướng dẫn đăng ký hồ sơ, thủ tục mở quầy thuốc 2023 chi tiết

6. Các khoản thuế kinh doanh quầy thuốc 

Trả lời cho câu hỏi “Mở quầy thuốc cần đóng phí gì” thì đây là danh mục bị các dược sĩ “bỏ quên” nhiều nhất. Nhưng việc quyết toán thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. 

Các khoản thuế kinh doanh quầy thuốc 

Theo quy định pháp luật, thuế kinh doanh quầy thuốc bao gồm 3 khoản chính: 

Thuế môn bài: (nộp 1 lần đầu năm) có phí từ 300.000 VNĐ – 1 triệu, tùy theo doanh thu bình quân năm 

Thuế thu nhập cá nhân: (3 tháng đóng 1 lần), được tính theo công thức:

Thuế TNCN = doanh thu x tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu (ban hành bởi cục thuế).

Thuế giá trị gia tăng: (thường nộp vào đầu mỗi quý), được tính theo công thức sau: 

Thuế GTGT = doanh thu x thuế suất GTGT x biểu giá trị gia tăng trên doanh thu (ban hành bởi cục thuế). 

>> Danh mục thuốc thiết yếu tại quầy thuốc được cập nhật mới nhất

7. Các khoản chi phí duy trì và phát sinh khác 

Thời điểm đầu mở quầy phải trải qua không ít va vấp, khó khăn nên việc kinh doanh hòa vốn, thậm chí lỗ là điều khó tránh khỏi. Do đó, bạn cần chuẩn bị riêng một khoản để đề phòng rủi ro phát sinh. 

Khoản phí này được dùng để chi trả cho các hóa đơn duy trì hoạt động của cửa hiệu: chi phí nhập hàng, thanh toán lương cho nhân sự, hóa đơn điện nước, internet,… Khoản tiền không hề nhỏ nên cần tính toán không cẩn trọng, bằng không sẽ dẫn đến không ít khó khăn trong quá trình triển khai. 

Các khoản chi phí duy trì và phát sinh khác 

Ví dụ, nếu có 200 triệu vốn kinh doanh ban đầu, bạn chỉ nên bỏ ra khoảng 120 – 150 triệu để đầu tư. Số tiền còn lại được dùng để duy trì hoạt động của quán trong thời điểm tiếp theo. Lưu ý rằng, tuyệt đối không bao giờ được sử dụng toàn bộ nguồn vốn đang có trong tay. 

Sau khi đã hạch toán được Mở quầy thuốc cần đóng phí gì? Các dược sĩ nên lập một bảng chi tiết trên file excel để tính toán tổng ngân sách cần có là bao nhiêu. Qua các gợi ý trên, ta có thể thấy chi phí mở quầy thuốc cơ bản rơi vào khoảng 150 – 300 triệu tùy theo quy mô, định hướng của tiệm. 

Vừa rồi là những giải đáp về Mở quầy thuốc cần đóng phí gì? Kinh nghiệm mở quầy thuốc tiết kiệm chi phí. Hy vọng những chia sẻ quý báu trên của Sàn Dược Phẩm giúp bạn có được khởi đầu kinh doanh thuận lợi, mang về doanh thu cao cho cửa hiệu.

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại