Giải đáp: Mở quầy thuốc cần những gì để thành công?

Mở quầy thuốc cần những gì, trình tự thủ tục ra sao? Đây hẳn là câu hỏi khó đối với những người chưa có kinh nghiệm mở quầy thuốc. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ là những kinh nghiệm giúp bạn hành trang vững chắc khi bước chân vào con đường kinh doanh dược phẩm. 

1. Mở quầy thuốc cần những gì?

Mở quầy thuốc cần những gì

Những năm trở lại đây, kinh doanh quầy thuốc trở thành mảnh đất “màu mỡ” dành cho nhiều dược sĩ. Tuy nhiên, để “bước chân” vào ngành này có nhiều cái dễ nhưng cũng không ít điều khó. Vậy mở quầy thuốc cần những gì để giảm thiểu rủi ro, gia tăng cơ hội chiến thắng? 

1.1. Mở quầy thuốc cần những giấy tờ gì? 

Với câu hỏi “Mở quầy thuốc cần những gì?” thì giấy tờ pháp lý chính là đáp án đầu tiên. Việc hoàn tất các giấy tờ đăng ký kinh doanh giúp bạn tránh được những phiền phức về mặt pháp lý. Điều này còn gián tiếp khẳng định uy tín của cửa hiệu đối với khách hàng. 

Theo yêu cầu của Bộ Y Tế, một nhà thuốc được cấp phép hoạt động cần chuẩn bị bốn loại giấy tờ sau: 

  • Chứng chỉ hành nghề dược
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh 
  • Giấy chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm 

>> Những điều kiện bắt buộc khi kinh doanh quầy thuốc tây và nhà thuốc tư nhân

1.2.  Lựa chọn nguồn hàng thuốc uy tín

Thuốc chính là yếu tố then chốt đối khi kinh doanh mô hình quầy thuốc tây. Sản phẩm đa dạng và chất lượng, giá cả hợp lý sẽ là lợi thế cạnh tranh không nhỏ đối với các quầy thuốc mới. Chính vì thế, việc tìm hiểu các nguồn hàng thuốc uy tín là yếu tố không thể bỏ qua khi được hỏi “mở quầy thuốc cần những gì”. 
Lựa chọn nguồn hàng thuốc uy tín

Theo kinh nghiệm mở quầy thuốc tây, bạn có thể nhập hàng theo hai nguồn sau: 

  • Nguồn hàng trực tiếp từ nhà sản xuất: với phương án này thì bạn hoàn toàn có thể an tâm về nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ và giá cả minh bạch. Nhưng cũng chính vì vậy mà số lượng mặt hàng còn hạn chế, giá thành cao và chịu sự chi phối trực tiếp từ nhà sản xuất. 
  • Nhập hàng từ các nhà phân phối thuốc tây uy tín: đây là phương án không hề tệ đối với các quầy thuốc nhỏ lẻ mới mở. Các đơn vị này có thể mang đến nguồn sản phẩm đa dạng, uy tín với mức giá vô cùng cạnh tranh. 

Ngoài ra, nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ và các chính sách hậu mãi cũng được công khai rõ ràng. Một trong những đơn vị mà quý nhà thuốc, quầy thuốc hoàn toàn có thể an tâm, tin tưởng hiện nay là Sàn Dược Phẩm

>> Danh mục thuốc không kê đơn thiết yếu tại các quầy thuốc

1.3. Quầy thuốc đáp ứng tiêu chuẩn GPP trong ngành dược

Trước tiên, một nhà thuốc đạt chuẩn GPP bắt buộc phải có người đứng ra chịu trách nhiệm chuyên môn về dược. Người này phải đáp ứng được một số điều kiện như sau: 

  • Có bằng cấp chuyên môn từ trung cấp dược trở lên 
  • Được thực hành tại các cơ sở chuyên môn về dược trong tối thiểu 18 tháng
  • Không vi phạm pháp luật hoặc đang trong thời gian chịu phạt liên quan tới chuyên ngành dược (từ mức cảnh cáo trở lên) 
  • Có đủ sức khỏe và năng lực hành vi dân sự 

Quầy thuốc đáp ứng tiêu chuẩn GPP trong ngành dược

Thứ hai, đáp ứng cơ sở vật chất là điều kiện tối thiểu để vượt qua hồ sơ thẩm định nhà thuốc GPP. 

  • Điều kiện cơ sở vật chất: quầy thuốc được xây dựng khang trang, vững chắc, đảm bảo mỹ quan chung 
  • Đáp ứng trang thiết bị bảo quản thuốc, dụng cụ phòng cháy chữa cháy,… theo quy định: tủ quầy kệ, dụng cụ ra lẻ, tủ lạnh, điều hòa, tủ lạnh, ẩm kế, cân điện tử, máy đo huyết áp, bình bột chữa cháy,… 
  • Tài liệu chuyên môn, sổ sách và máy tính theo yêu cầu của Bộ Y tế

>> 7 kinh nghiệm mở quầy thuốc cho người mới đắt khách

1.4. Chi phí mở quầy thuốc 

Mở quầy thuốc cần những gì, vốn chắc chắn là yếu tố không thể thiếu. Bởi chi phí dự trữ có mối quan hệ mật thiết tới việc nhập hàng, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự,… cho quầy thuốc. 

Để hạn chế việc đầu tư không hợp lý, các dược sĩ cần tính toán chi tiết cho các hạng mục cần có trong cửa hiệu của mình. Theo thống kê, số vốn để có thể bắt đầu kinh doanh quầy thuốc dao động từ 200 – 300 triệu đồng. 

Trong đó, các khoản phí cố định đối với một quầy thuốc cơ bản bao gồm: 

  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí thuê nhân sự
  • Chi phí làm giấy tờ mở quầy thuốc, thuế, Marketing 
  • Chi phí nhập hàng thuốc 
  • Các khoản phí khác

1.5. Lựa chọn thời điểm thích hợp mở quầy thuốc 

Khi nói mở quầy thuốc cần những gì thì thời điểm chính là yếu tố then chốt. Kinh doanh quầy thuốc hay bất cứ ngành nghề nào muốn thành công cũng cần sự hòa hợp giữa Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. 

Lựa chọn thời điểm thích hợp mở quầy thuốc

Dù có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mấy mà chọn sai thời điểm thì quầy thuốc cũng có thể không đạt được thành công như mong muốn. Thậm chí, còn khiến công việc kinh doanh vừa mới mở đã phải đình trệ hoàn toàn. 

Đối với ngành dược, cuối năm là thời điểm mang đến nhiều thuận lợi khi mở quầy thuốc. Bởi khoảng thời gian này thời tiết có nhiều biến đổi, sức đề kháng của cơ thể có phần kém hơn. Trong khi đó, thời gian vào hè (từ tháng 4 – tháng 7) được coi là “mùa bán chậm hàng” đối với các anh chị em dược sĩ. 

Trên đây là những giải đáp tường tận cho câu hỏi Mở quầy thuốc cần những gì để thành công? Hãy chuẩn bị đầy đủ và áp dụng cho quầy thuốc của mình để có một khởi đầu thuận lợi nhé. 

Fanpage: Sàn dược phẩm

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại