7 Kinh nghiệm mở quầy thuốc đắt khách dành cho người mới

Khởi nghiệp kinh doanh quầy thuốc chưa bao giờ là việc đơn giản. Muốn thành công thì ngoài kiến thức chuyên môn, bạn còn phải biết lên kế hoạch và mục tiêu chi tiết. Để bạn không còn bỡ ngỡ, Sàn Dược Phẩm sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở quầy thuốc đắt khách ngay sau đây. 

1. Kinh nghiệm mở quầy thuốc dành cho người mới 

Quầy thuốc là mô hình kinh doanh chưa bao giờ hết “hot” và có lẽ cũng chẳng bao giờ lỗi thời. Những kinh nghiệm mở quầy thuốc được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ và tránh được tối đa rủi ro khi bắt đầu công cuộc kinh doanh. 

1.1. Thiết lập kế hoạch tài chính đối với quầy thuốc

Kế hoạch tài chính có mối quan hệ mật thiết tới định hướng phát triển của cửa hiệu thuốc. Tùy theo quy mô kinh doanh hướng tới mà liệt kê ra những khoản phí cần thiết khi mở quầy. Điều này sẽ đảm bảo được khả năng xoay vòng vốn trong thời gian ban đầu.  

Theo kinh nghiệm mở quầy thuốc, bạn cần phải biết những khoản phí cố định sau:

  • Chi phí nhập hàng: thông thường chi phí nhập hàng sẽ dao động từ 80 – 150 triệu/ lần tùy theo sản phẩm và quy mô kinh doanh 
  • Chi phí thuê mặt bằng (nếu có): bạn cần bỏ ra từ 3 – 7 triệu đồng nếu thuê mặt bằng ở nông thôn và từ 5 – 15 triệu đồng tại khu vực thành phố
  • Chi phí đầu tư trang thiết bị, nội thất: số tiền cần chi trả cho danh mục này dao động từ 30 – 40 triệu đồng
  • Chi phí thuê nhân sư (nếu có): từ 4 – 10 triệu tùy theo trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của dược sĩ 
  • Chi phí Marketing: đây là khoản phí mà chủ quầy nào cũng cần cân nhắc để quảng bá thương hiệu tới nhiều khách hàng hơn 
  • Vốn dự phòng: là một phần không thể thiếu để giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. 

Thiết lập kế hoạch tài chính đối với quầy thuốc

Ngoài ra, không thể không kể tới các chi phí về giấy tờ, thủ tục trong thời gian đầu mở quầy. Chi phí này rơi vào khoảng 10 -15 triệu, bạn có thể thuê dịch vụ hoặc tự đi làm đều được. 

Việc mở quầy thuốc ở nông thôn và thành phố tất nhiên sẽ có một chút chênh lệch về chi phí. Nhưng tóm lại, khi có ý định mở quầy thuốc, bạn nên chuẩn bị số vốn từ 150 – 300 triệu. 

>> Danh mục thuốc thiết yếu mới nhất cho quầy thuốc năm 2023

1.2. Lựa chọn nơi cung ứng thuốc uy tín, chất lượng 

Một quầy thuốc có phát triển bền vững hay không phần lớn thuộc vào giá thành và chất lượng sản phẩm. Hãy thật cẩn trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng về các đơn vị nhập thuốc. Bởi dù cố ý hay vô tình thì việc kinh doanh thuốc lậu, thuốc kém chất lượng cũng mang đến hậu quả khôn lường đối với cửa hiệu. 

Bạn có thể thăm hỏi người quen đang làm trong ngành Y – Dược để tìm được nguồn thuốc tốt. Còn nếu vẫn chưa tìm được nơi nào để “trao gửi niềm tin”, Sanduocpham.vn sẽ là gợi ý rất đáng để bạn tham  khảo. 

Đây là website phân phối dược phẩm quen thuộc với các quý nhà thuốc, quầy thuốc từ nhiều năm nay. Đơn vị được khách hàng đánh giá cao bởi sản phẩm đa dạng, chất lượng mà giá cả lại vô cùng phải chăng. 

Cùng với đó là nhiều ưu đãi hấp dẫn, chương trình đồng hành cùng khách hàng trong mọi thời điểm. Tất cả đều hướng đến mục tiêu thúc đẩy sức khỏe cộng đồng và thị trường dược phẩm được an toàn và tiến bộ. 

Lựa chọn nơi cung ứng thuốc uy tín, chất lượng 

>> Những điều kiện bắt buộc khi kinh doanh quầy thuốc tây

1.3. Cách nhập và hoàn thiện các danh mục thuốc 

Sai lầm dễ thấy nhất đối với các quầy thuốc mới mở là chưa lên rõ các danh mục thuốc kinh doanh. Họ có thể nhập rất nhiều các mặt hàng không cần thiết chỉ vì đang được sale hoặc cứ tùy hứng nhập mà chẳng biết rõ có bán được hay không. 

Theo đó, các chủ quầy thuốc nên ưu tiên nhập trước các mặt hàng thuốc thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế. Bởi đều là những loại thuốc dễ bán, đáp ứng được đa số nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Sau đó, mới tính đến các mặt hàng khác: sản phẩm chức năng, sản phẩm tư vấn,… để gia tăng lợi nhuận cho cửa hiệu. 

Chủ quầy cân nhắc về quy mô hoạt động và khả năng tiêu thụ của từng loại thuốc trong từng thời điểm để nhập hàng. Như vậy sẽ đảm bảo khả năng cân bằng, tránh thiếu hụt nguồn vốn cho các hoạt động khác. Đây là kinh nghiệm mở quầy thuốc hiệu quả mà bạn cần đặc biệt lưu ý. 

Cách nhập và hoàn thiện các danh mục thuốc 

>> Thủ tục mở quầy thuốc tư nhân mới nhất theo Luật Dược

1.4. Vị trí, địa điểm mở quầy thuốc tây 

Sự thành công của một quầy thuốc chịu sự ảnh hưởng rất lớn đến từ yếu tố mặt bằng. Với mô hình quầy thuốc tây, bạn cần đạt tiêu chuẩn diện tích tối thiểu là 10m2. 

Mặt bằng cần sáng sủa, sạch sẽ, thông thoáng để thuốc được bảo quản trong trạng thái lý tưởng nhất. Những nơi đông dân cư, gần bệnh viện, phòng khám sẽ là địa điểm mở quầy vô cùng lý tưởng. Những địa điểm này sẽ mang lại bạn nguồn khách tự nhiên đáng kinh ngạc đấy!

Theo kinh nghiệm mở quầy thuốc mà Sàn Dược Phẩm tổng hợp được, có ba vị trí mà bạn không nên thuê. Cụ thể là trong khuôn viên khu công nghiệp; nơi chưa có số nhà và chung cư không có chức năng thương mại. 

>> Mở quầy thuốc tây cần những gì để thành công?

1.5. Tuyển chọn đội ngũ nhân sự chất lượng 

Không phải ngẫu nhiên mà nhân sự lại là một yêu cầu quan trọng trong tiêu chuẩn GPP. Nhân viên quầy thuốc không chỉ có tâm mà còn phải có tầm, bán thuốc đúng liều đúng bệnh. 

Thay vì thuê những người có kinh nghiệm lâu năm, các chủ quầy có thể tuyển chọn nhân sự có trình độ từ cao đẳng tới đại học. Như vậy thì chi phí thuê sẽ được “giảm tải” đi rất nhiều mà vẫn đảm bảo được trình độ chuyên môn.

Ngoài ra, kinh nghiệm mở quầy thuốc cần chú trọng tới khả năng giao tiếp, thuyết phục của nhân sự. Vì quầy thuốc bản chất chính loại hình bán hàng tư vấn, doanh thu và năng lực cạnh tranh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi năng lực giao tiếp của nhân viên yếu kém. 

Tuyển chọn đội ngũ nhân sự chất lượng 

>> Chi phí mở quầy thuốc có lớn không? Những chi phí cơ bản để mở quầy thuốc

1.6. Chú trọng Marketing và quảng cáo nhà thuốc 

Đã qua cái thời cứ mở quầy thuốc “ngồi im” là khách sẽ tới. Hầu hết những hiệu thuốc lớn hiện nay đều có điểm chung là được Marketing hết sức bài bản, chuyên nghiệp. 

Ngay từ khi mở quầy thuốc, bạn cần phải nắm rõ thế mạnh của mình là gì. Sau đó bắt đầu nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh để tìm ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Đây cũng chính là kinh nghiệm mở quầy thuốc giúp bạn phát triển lâu dài và bền vững. 

1.7. Sử dụng phần mềm quản lý quầy thuốc 

Phần mềm quản lý quầy thuốc là phần mềm được thiết kế riêng cho công tác vận hành và quản lý quầy thuốc. Về cơ bản, chức năng của phần mềm này là: quản lý xuất – nhập – tồn kho dược; hỗ trợ kê đơn, bán thuốc hiệu quả, quản lý dữ liệu khách hàng,… 

Sử dụng phần mềm quản lý quầy thuốc 

Hãy cứ nghĩ mà xem, dù kinh nghiệm mở quầy thuốc của bạn có dày dặn đến mấy thì cũng khó kiểm soát chính xác toàn bộ quy trình. 

Phần mềm quản lý nhà thuốc sẽ là trợ lý đắc lực giúp việc quản lý trở nên dễ dàng, đơn giản, tiết kiệm thời gian và công sức. Đặc biệt, công cụ này còn đáp ứng được yêu cầu của Bộ Y Tế trong việc liên thông dữ liệu của cửa hiệu lên cổng Dược Quốc Gia. 

Vừa rồi là những Kinh nghiệm mở quầy thuốc đắt khách dành cho người mới Sàn Dược Phẩm đúc kết được từ thực tiễn. Hy vọng sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều khi bước chân vào nghề. Từ đó, tận dụng được tối đa cơ hội để công việc kinh doanh đạt được kết quả như mong đợi.

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại