Điều kiện mở quầy thuốc ở xã, các quyền và nghĩa vụ của quầy thuốc

Dược sĩ muốn mở quầy thuốc cần phải nắm được những địa bàn được phép hoạt động quầy thuốc để tránh vi phạm pháp luật. Bài viết của Sàn Dược Phẩm dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về địa điểm hoạt động của quầy thuốc. Điều kiện mở quầy thuốc ở xã. Cùng với một số quyền và nghĩa vụ của quầy thuốc được quy định trong Luật Dược 2016.

1. Quầy thuốc là gì?

Quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Dược 2016, khái niệm quầy thuốc được dùng để chỉ một loại hình kinh doanh bán lẻ thuốc. Những mặt hàng được kinh doanh tại quầy thuốc bao gồm thuốc thuộc danh mục: thuốc thiết yếu, thuốc không kê đơn, riêng thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc hạn chế bản lẻ thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật Dược 2016.

Bên cạnh quầy thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc còn có: nhà thuốc, trạm y tế, cơ sở chuyên việc bán lẻ các thuốc dược liệu, dược liệu, thuốc cổ truyền.

2. Thị xã có được mở quầy thuốc hay không?

Thị xã có được mở quầy thuốc không

Quầy thuốc hoạt động ở thị xã có được xem là hợp lệ theo quy định của Sở y tế và pháp luật Việt Nam hay không?

Theo quy định về địa bàn hoạt động của quầy thuốc trong Luật Dược, quầy thuốc được mở cửa kinh doanh ở những địa điểm bao gồm:

  • Xã, thị trấn;
  • Địa bàn mới được chuyển từ xã, thị trấn lên phường. Trong trường hợp ở đó chưa có một cơ sở bán lẻ thuốc nào đủ phục vụ cho 2.000 người dân thì quầy thuốc có thể được mở mới và hoạt động tối đa là 03 năm tính từ ngày địa bàn được chuyển đổi thành phường.
  • Các quầy thuốc không nằm trong địa bàn xã, thị trấn nhưng đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trước ngày Nghị định 54/2017/NĐ – CP có hiệu lực (01/7/2017) thì vẫn được phép hoạt động đến khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc hết hiệu lực. Nếu trong giấy chứng nhận không đề cập tới thời gian hiệu lực, quầy thuốc được hoạt động không quá 03 năm kể từ 01/7/2017 là ngày Nghị định 54/2017/NĐ – CP được ban hành chính thức.

Như vậy, dựa trên những thông tin trên, có thể kết luận rằng dược sĩ được mở quầy thuốc ở thị xã.

Thêm một lưu ý nữa, bởi vì luật pháp không quy định rõ về việc muốn mở quầy thuốc ở thị xã nào thì phải có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại thị xã đó. Vậy nên dược sĩ ở nơi khác tới vẫn có thể mở quầy thuốc tại thị xã.

>> 3 Tiêu chuẩn cần phải biết khi mở quầy thuốc GPP

3. Điều kiện mở quầy thuốc ở xã

Điều kiện mở quầy thuốc ở xã

Điều kiện mở quầy thuốc ở xã là một trong những vấn đề được Dược sĩ quan tâm nhất hiện nay. Bởi vì mở quầy thuốc ở xã sẽ có nhiều ưu điểm như:

  • Ít sự cạnh tranh giữa các quầy thuốc hơn ở các thành phố lớn;
  • Chi phí thuê mặt bằng rẻ hơn;
  • Tệp khách hàng đông đúc hơn.

Điều kiện mở quầy thuốc ở xã về cơ bản cũng được áp dụng như điều kiện mở quầy thuốc ở những nơi khác. Điều kiện mở quầy thuốc ở xã cụ thể như sau:

  • Về người chịu trách nhiệm chuyên môn về quầy thuốc ở thị xã: phải có bằng tốt nghiệp ngành Dược từ trung cấp trở lên và có kinh nghiệm hành nghề tối thiểu 18 tháng, thực hành thực tế các công việc liên quan về dược ở các cơ sở phù hợp.

Bên cạnh đó, mở quầy thuốc ở xã còn yêu cầu các thủ tục, hồ sơ gồm có:

  • Chứng chỉ hành nghề y dược;
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở quầy thuốc GPP (riêng thủ tục này sẽ không thuộc mục hồ sơ bắt buộc);
  • Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Tìm hiểu chi tiết những điều kiện mở quầy thuốc ở xã sẽ giúp bạn xây dựng được bước đầu chắc chắn hơn trong quá trình hoạt động mai sau.

>> Mở quầy thuốc cần những giấy tờ thủ tục gì?

4. Phân biệt địa bàn của quầy thuốc và nhà thuốc

Cần phân biệt được quầy thuốc và nhà thuốc được kinh doanh ở những đâu. Nếu địa điểm kinh doanh của quầy thuốc bị giới hạn ở những nơi như xã, thị trấn; các địa bàn mới chuyển đổi thành phường phục vụ cho 2.000 dân thì địa điểm kinh doanh của nhà thuốc lại không bị giới hạn. Tức là nhà thuốc có thể mở kinh doanh ở bất cứ nơi nào.

5. Quyền và nghĩa vụ của quầy thuốc

5.1. Quyền của quầy thuốc

Quyền của quầy thuốc

Khi mở quầy thuốc ở thị xã hay ở bất cứ đâu, quầy thuốc đều sẽ có các quyền sau đây:

  • Thực hiện được mọi hoạt động trong kinh doanh bán lẻ thuốc nếu đáp ứng được các điều kiện mở quầy thuốc ở xã đã nêu trên.
  • Được hưởng các chính sách ưu đãi khi hoạt động bán thuốc theo quy định của pháp luật.
  • Được phép thông tin, quảng bá, marketing thuốc theo quy định.
  • Tổ chức các cơ sở lưu động bán lẻ thuốc tại những nơi khó khăn, đồng bào thiểu số, miền núi, hải đảo theo quy định của Chính phủ.
  • Được tham gia cấp và phát thuốc trong bảo hiểm, chương trình hoặc các dự án y tế khi đáp ứng được các yêu cầu của dự án, chương trình đó.

5.2. Nghĩa vụ của quầy thuốc

Nghĩa vụ của quầy thuốc

Song song với quyền lợi, nghĩa vụ của quầy thuốc quy định như sau:

  • Bắt buộc phải có Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược mới được mở quầy thuốc, và chi được hoạt động kinh doanh đúng loại hình, phạm vi và địa điểm được ghi ở trong Giấy chứng nhận.
  • Đảm bảo duy trì các điều kiện về kinh doanh dược trong quá trình hoạt động.
  • Thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc theo quy trình, quy định tại Điều 62 Luật Dược.
  • Bồi thường cho những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do nguyên nhân từ chính cơ sở kinh doanh.
  • Tuân thủ, chấp hành theo mọi quyết định của cơ quan thẩm quyền trong vấn đề đảm bảo nguồn cung của thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong tình huống thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.
  • Làm báo cáo tới Bộ Y tế, Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định trong trường hợp quầy thuốc tạm dừng các hoạt động kinh doanh từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động.
  • Thông báo và cập nhật danh sách những nhân viên tại quầy thuốc đang làm việc và có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Bộ Y tế.
  • Niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề và Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và đặt ở chỗ dễ nhìn thấy tại cơ sở kinh doanh.
  • Báo cáo hàng quý hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về quản lý dược;
  • Tuân theo các quy định của Bộ Y tế đối với vấn đề mua, bán thuốc nằm trong danh mục thuốc hạn chế bán lẻ;
  • Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng VND tại nơi giao dịch hoặc bán thuốc của cơ sở kinh doanh thuận tiện hơn trong việc quan sát, nhận biết của người mua, cơ quan quản lý dược;
  • Tuân thủ các quy định khác về quản lý dược;
  • Lưu giữ chứng từ, hồ sơ tài liệu về từng lô thuốc, nguyên liệu thuốc trong thời gian tối thiểu là 01 năm tính từ ngày thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc hết hạn sử dụng.
  • Bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc theo điều kiện ghi trên nhãn thuốc.
  • Ghi rõ các nội dung gồm có: tên thuốc, hàm lượng sử dụng, hạn sử dụng cho người sử dụng đối với trường hợp bán lẻ thuốc và không đựng trong bao bì của thuốc. Đối với trường hợp không có đơn thuốc kèm theo, phải ghi thêm thông tin về liều dùng, số lần dùng và cách dùng.
  • Quầy thuốc chỉ được bán thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn khi người mua có đơn thuốc kèm theo.
  • Không bán nguyên liệu làm thuốc (ngoại trừ dược liệu).

Điều kiện mở quầy thuốc ở xã đã được chỉ điểm chi tiết trong bài viết trên. Mong những thông tin này sẽ có ích với bạn. Mọi thắc mắc, yêu cầu tư vấn xin liên hệ ngay tại Website Sanduocpham.vn hoặc Fanpage Sàn Dược Phẩm để được hỗ trợ tận tình về thủ tục mở quầy thuốc nhé!

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại