Quy định biển hiệu quầy thuốc mà bạn nhất định phải biết

Để đạt được chứng nhận GPP, các chủ quầy thuốc cần đặc biệt chú ý và tuân thủ các quy định khi làm biển hiệu quầy thuốc. Trong thông tư số 09-BYT/TT của Bộ Y Tế cũng đã nêu rất rõ những yêu cầu và quy định cụ thể về vấn đề này. Để nắm rõ các quy định biển hiệu quầy thuốc, cùng Sàn Dược Phẩm tìm hiểu ngay bài viết dưới đây. 

1. Quy định biển hiệu quầy thuốc đạt chuẩn

Quy định bảng hiệu quầy thuốc đạt chuẩn

Biển hiệu (bảng hiệu) là không thứ không thể thiếu với bất kỳ cơ sở kinh doanh nào hiện nay, quầy thuốc cũng không ngoại lệ. Đây được coi là phương thức đầu tiên giúp khách hàng nhận diện và tiếp cận thương hiệu một cách nhanh chóng. 

Chính vì thế, bất cứ chủ quầy thuốc nào cũng mong muốn có một tấm biển hiệu đẹp, khẳng định được dấu ấn riêng. Nhưng so với các ngành nghề khác, biển hiệu quầy thuốc bị ràng buộc bởi rất nhiều quy định pháp luật nghiêm ngặt. 

Theo thông tư số 09/2019/TT-BYT của Bộ Y Tế, quy định biển hiệu quầy thuốc đạt chuẩn GPP được chia thành hai phần như sau: 

1.1. Quy cách làm biển hiệu quầy thuốc 

Biển hiệu của quầy thuốc bắt buộc là hình chữ nhật (có thể là ngang hoặc đứng). Trong đó, chiều dài có kích thước bằng hai lần chiều rộng, kích thước chiều rộng không nhỏ hơn 40cm.

Tên quầy thuốc không được trùng với tên cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, để tạo điểm nhấn giúp khách hàng dễ dàng nhận biết, tên quầy thuốc phải được in lớn hơn bốn lần so với những thông tin khác có trên bảng hiệu.

Cuối cùng, quy định biển hiệu quầy thuốc yêu cầu không sử dụng dấu thập đỏ (+) dưới mọi hình thức.

>>Xem thêm: 5 Kinh nghiệm mở quầy thuốc tây và các điều kiện cần thiết

1.2. Quy định về nội dung trên biển hiệu 

Quy định biển hiệu quầy thuốc bắt buộc phải chứa những nội dung sau: 

  • Tên quầy thuốc: ghi rõ ràng tên theo đúng hồ sơ đăng ký kinh doanh với sở Y tế
  • Phạm vi kinh doanh
  • Tên người phụ trách chuyên môn về dược – chủ quầy thuốc: ghi đầy đủ họ, tên đệm và tên 
  • Số đăng ký kinh doanh quầy thuốc được cấp bởi Sở Y tế
  • Địa chỉ của quầy thuốc và số điện thoại liên hệ (nếu có)

Quy định về nội dung trên biển hiệu 

Bên cạnh những thông tin bắt buộc trên, bạn còn có thể ghi thêm giờ hoạt động để khách hàng có thể căn cứ đúng giờ trên biển mà tới. 

Biển hiệu quầy thuốc phải được ghi toàn bộ bằng tiếng Việt có dấu. Trường hợp muốn có thêm chữ nước ngoài hay từ viết tắt thì cần ghi chú lại ở bên dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

>> Tìm hiểu thêm: Điều kiện mở quầy thuốc tư nhân là gì? Chi phí bao nhiêu?

>> Nếu là nhà thuốc, quầy thuốc, phong khám tư nhân,.. Bạn hãy TẠO TÀI KHOẢN để có thể:

  • xem mức giá của 20.000 sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng
  • Nhận được những chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.
  • Được đội chăm sóc khách hàng chủ động liên hệ, tư vấn và hỗ trợ

2. Những quy định khác về biển hiệu quầy thuốc 

Vừa rồi là những quy định mà bạn bắt buộc phải thực hiện để có một biển hiệu quầy thuốc đạt chuẩn GPP. Tuy nhiên, để bảng hiệu thêm thu hút, khác biệt so với những quầy thuốc khác, bạn đọc cần lưu ý thêm một vài quy định sau đây:

2.1. Bảng hiệu đơn giản, kiểu chữ dễ nhìn 

Không ít người cho rằng, một mẫu bảng hiệu quầy thuốc tây đẹp thì phải cầu kỳ, kiểu cách một chút. Như vậy thì mới tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng. Quan điểm này không sai nhưng lại chưa thực sự phù hợp đối với ngành dược. 

Một thiết kế bảng hiệu quầy thuốc thành công là khi truyền tải được hết thông tin của thương hiệu, khiến cho khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng. Để có được điều đó, quản lý quầy thuốc nên sử dụng các kiểu chữ dựa trên ba tiêu chí đơn giản – sang trọng – lịch sự. 

Bảng hiệu đơn giản, kiểu chữ dễ nhìn 

Những phông chữ rõ nét với độ lớn vừa phải vừa giúp khách hàng dễ đọc, lại đặc biệt phù hợp với ngành Y – Dược. Ví dụ như Arial, Times New Roman, Calibri,… là một vài kiểu chữ được dùng phổ biến. 

Hạn chế sử dụng những kiểu chữ “mềm mại”, nghiêng ngả bởi chúng có thể khiến khách hàng bị rối mắt, khó chịu. Đây là lưu ý trong quy định biển hiệu quầy thuốc mà các chủ quầy cần đặc biệt quan tâm.

>> Tìm hiểu thêm: 3 điều kiện bắt buộc khi kinh doanh quầy thuốc tây

2.2. Màu sắc biển hiệu quầy thuốc 

Bảng hiệu quầy thuốc thường sử dụng những gam màu thanh khiết, hoà nhã và có liên quan tới ngành Y – Dược như: màu trắng, màu xanh dương và xanh lá cây. Việc dùng những màu sắc này làm màu chủ đạo của biển hiệu cũng bởi những lý do vô cùng chính đáng: 

  • Màu trắng: tượng trưng cho sự thanh khiết, sạch sẽ và giản dị. Đây cũng là màu áo blouse của các y bác sĩ Việt Nam. 
  • Màu xanh dương, màu xanh lá: giúp khách hàng cảm nhận được sự tin tưởng, thái độ tận tâm của đội ngũ dược sĩ. Ngoài ra, còn thể hiện sự bình yên, an lành, mang đến tín hiệu tích cực trong sức khoẻ. 

2.3. Vị trí đặt biển hiệu quầy thuốc 

Ngoài một biển hiệu ngang, các chủ quầy thuốc còn được phép sử dụng tối đa hai biển hiệu dọc (biển vẫy) để giới thiệu thêm. 

Nhưng dù là loại loại biển nào đi nữa cũng không được phép đặt tùy tiện, bừa bãi. Theo quy định, biển quầy thuốc chỉ phép được đặt ở sát cổng hoặc phía trước cửa hàng (nơi kinh doanh). 

Ngoài ra, cần đảm bảo nơi đặt biển hiệu không che khuất lối dùng để thoát hiểm, cứu hoả. Cũng không được phép lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, gây ảnh hưởng tới trật tự giao thông công cộng. 

Vị trí đặt biển hiệu quầy thuốc 

>>Danh mục thuốc không kê đơn mỗi quầy thuốc cần phải dự trù

3. Những sai lầm thường mắc phải khi làm biển hiệu quầy thuốc 

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các biển hiệu quầy thuốc khắp các con đường, ngõ xóm. Bên cạnh những tấm biển đẹp và đạt chuẩn, vẫn xuất hiện không ít những tấm đơn giản, nhạt nhoà, thậm chí là có chút buồn cười do phạm phải những sai lầm khi thi công biển hiệu quầy thuốc. 

3.1. Biển hiệu quầy thuốc thiếu tính chỉn chu 

Hiện nay, không khó để bạn bắt gặp biển hiệu quầy thuốc sử dụng hình ảnh mờ nhòe, logo méo mó, câu từ thiếu trau chuốt. Hoặc là mẫu biển hiệu quá phổ biến, thiếu chất riêng khiến khách hàng nhanh chóng “lướt qua” mà chẳng lưu lại gì trong tâm trí. 

Bảng hiệu quầy thuốc đề cao sự tính giản nhưng không có nghĩa là được nhàm chán, thiếu chỉn chu. Các yếu tố: ý tưởng, bố cục, phông chữ, màu sắc, kích thước,… cần kết hợp hài hòa, đan quyện vào nhau. Như vậy mới thể hiện được tinh thần, cũng như thông điệp mà quầy thuốc muốn truyền tải tới quý khách hàng. 

3.2. Không tính toán tầm nhìn của khách hàng

Nhiều người cứ mải mê lên ý tưởng màu sắc, phông chữ,… cho biển hiệu mà lại quên tính toán tầm nhìn của khách hàng. Đây là một sai lầm kinh điển khiến việc làm biển hiệu trở nên vô nghĩa, không mang lại bất kỳ tác dụng nào. 

Bởi nhiệm vụ chính của bảng hiệu chính là thu hút khách hàng, giúp thương hiệu và sản phẩm được truyền bá rộng rãi hơn. Vì vậy, các chủ quầy cần xem xét đặt bảng hiệu ở vị trí vừa tầm mắt, không bị che chắn bởi bất kỳ vật cản nào. 

sai lầm thường mắc phải khi làm biển hiệu quầy thuốc 

3.3. Biển hiệu quầy thuốc thiếu sự uy tín

Bạn nên nhớ rằng, thiết kế biển hiệu quầy thuốc cần đặc biệt chú ý đến sự uy tín, minh bạch. Người bệnh sẽ cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn với những quầy thuốc có biển hiệu chuyên nghiệp, thông tin rõ ràng. 

Trái lại, với những biển hiệu quầy thuốc thiếu tinh tế, thông tin mập mờ sẽ khiến khách hàng nghi ngờ và từ chối sử dụng sản phẩm/ dịch vụ mà thôi. 

3.4. Biển hiệu quầy thuốc sai chính tả

Lỗi này nghe qua có vẻ “ngớ ngẩn”, khó tin, nhưng thực tế vẫn có không ít quầy thuốc mắc phải. Sự cẩu thả trong khâu thiết kế và kiểm duyệt chắc chắn sẽ để lại ấn tượng không tốt với khách hàng. 

Họ sẽ đánh giá đây là một cửa hàng không chuyên nghiệp, thiếu tin cậy. Chính vì thế, các chủ quầy thuốc cần lưu ý để tránh phạm phải lỗi sơ đẳng này trên biển hiệu của mình. 

Trên đây là những thông tin về Quy định biển hiệu quầy thuốc mà bạn nhất định phải biết. Việc thực hiện biển hiệu quầy thuốc đúng theo các quy định nêu trên không chỉ giúp cửa hàng kinh doanh hiệu quả. Mà còn tránh được những phiền phức khi bị các cơ quan kiểm tra.

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại