Thủ tục mở quầy thuốc tư nhân mới nhất theo Luật Dược

Thủ tục mở quầy thuốc tư nhân tuy không quá phức tạp nhưng lại được thể hiện ở nhiều thông tư, điều luật khác nhau. Trong bài viết này, Sàn Dược Phẩm sẽ giúp bạn tổng hợp các thủ tục, giấy tờ cần thiết khi mở quầy thuốc theo quy định mới nhất của Luật Dược. 

1. Thủ tục mở quầy thuốc tư nhân gồm những giấy tờ nào? 

Thủ tục mở quầy thuốc tư nhân gồm những giấy tờ nào

Theo Luật Dược, các cơ sở bán lẻ thuốc phải có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ các giấy tờ, thủ tục nếu muốn bắt đầu kinh doanh. Đồng thời, tiếp tục đảm bảo chúng trong suốt quá trình cửa hiệu hoạt động. 

Luật Dược 2016 quy định rõ, thủ tục mở quầy thuốc tư nhân phải đáp ứng được bốn loại giấy tờ sau: 

  • Chứng chỉ hành nghề Dược 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của quầy thuốc 
  • Giấy chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP
  • Cuối cùng là Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược Phẩm 

>> Quy định mở quầy thuốc 2023 đầy đủ và chính xác nhất

2. Trình tự, thủ tục mở quầy thuốc tư nhân

Như đã đề cập, cần có bốn loại giấy tờ tiên quyết để quầy thuốc của bạn được đi vào hoạt động. Việc hoàn tất các thủ tục này được xem là giai đoạn “khó nhằn” nhất đối với các dược sĩ khi bắt đầu mở quầy. 

2.1. Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề dược

Thủ tục mở quầy thuốc tư nhân chắc chắn không thể thiếu Chứng chỉ hành nghề Dược. Bởi đây là “minh chứng” bạn đã đáp ứng được yêu cầu khi tham gia vào ngành dược.

Vậy nên, các dược sĩ nên đầu tư thời gian tìm hiểu thật kỹ về loại giấy tờ này. Tuyệt đối không ỷ lại vào dịch vụ bên ngoài mà không có bất kỳ sự chuẩn bị nào. 

Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề dược

Căn cứ theo Luật Dược 2016, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược gồm có: 

  • Đơn đề nghị xin cấp chứng chỉ hành nghề dược (kèm ảnh chân dung 4×6 được chụp tối đa 6 tháng về trước)
  • Giấy lý lịch tư pháp (cấp bởi Sở tư pháp hoặc trung tâm hành chính công của tỉnh, thành phố thường trú) 
  • Giấy chứng minh thời gian thực hành chuyên môn (cấp bởi người đứng đầu cơ sở thực hành)
  • Bản photo căn cước công dân (chứng minh thư nhân dân) hoặc hộ chiếu đã công chứng
  • Bản  sao công chứng văn bằng chuyên môn về dược 
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe để hành nghề (Sở Y tế cấp) 
  • Giấy chứng minh hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên ngành dược (đối với trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược theo khoản 9 điều 28 Luật Dược 2016)

Thời gian xét duyệt: trong khoảng 15 ngày, kể từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ

Hồ sơ nộp về: Sở Y Tế

Lệ phí: 500.000 VNĐ/hồ sơ

>> Những điều kiệu bắt buộc khi kinh doanh quầy thuốc, nhà thuốc

2.2. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 

Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề Dược, bạn đã có thể bắt đầu xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để quá trình xét duyệt diễn ra thuận lợi, bạn cần đem nộp bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu) 
  • Bản sao chứng thực của chứng chỉ hành nghề dược
  • Bản sao đã chứng thực của căn cước công dân (chứng minh thư nhân dân) hoặc hộ chiếu 
  • Hợp đồng thuê nhà (nếu địa điểm kinh doanh là thuê); giấy chủ quyền nhà (nếu là chủ sở hữu) 

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 

Thời gian xét duyệt: trong vòng 5 ngay sau khi nhận hồ sơ hợp lệ 

Cơ quan thực hiện: UBND hoặc Sở kế hoạch và đầu tư

>> Danh mục thuốc thiết yếu tại quầy thuốc được cập nhật đầy đủ nhất

2.3. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận Thực hành nhà thuốc tốt (GPP)

Xin giấy chứng nhận Thực hành nhà thuốc tốt là bước tiếp theo trong thủ tục mở quầy thuốc tư nhân. Theo Luật Dược 2016 và Nghị định 54/2017/NĐ-CP, trong hồ sơ làm GPP quầy thuốc bao gồm: 

  • Đơn đăng ký kiểm tra “Thực hành tốt nhà thuốc”
  • Tài liệu kỹ thuật của cửa hiệu: bản vẽ bố trí khu vực; sơ đồ và danh sách nhân sự (tên, chức danh, trình độ chuyên môn); danh sách trang thiết bị; danh mục về quy định, hồ sơ và tài liệu
  • Bản tự kiểm tra, chấm điểm “Thực hành tốt nhà thuốc”
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 
  • Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề dược

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận Thực hành nhà thuốc tốt (GPP)

Thời gian xét duyệt: trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ

Cơ quan thực hiện: Sở Y Tế 

Lệ phí thẩm định: 1.000.000 VNĐ/cơ sở và 500.000 VNĐ/cơ sở (đối với địa điểm thuộc vùng khó khăn).

Thời hạn: có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày ký 

>> Những khó khăn khi mới mở quầy thuốc và cách khắc phục

2.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm

Đây là bước cuối cùng trong thủ tục mở quầy thuốc tư nhân. Sau khi có chứng nhận này, bạn đã hoàn toàn có thể an tâm bắt đầu công việc kinh doanh của mình: 

Căn cứ theo quy định mở quầy thuốc, hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm: 

  • Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược 
  • Bản photo công chứng Giấy đăng ký kinh doanh 
  • Bản photo công chứng Chứng chỉ hành nghề dược 
  • Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở kinh doanh theo quy định

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm

Thời gian xét duyệt: trong vòng 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu tiếp nhận hồ sơ 

Cơ quan thực hiện: Sở Y Tế 

Lệ Phí: tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi địa phương mà đưa ra mức phí phù hợp. 

Trên đây là Thủ tục mở quầy thuốc tư nhân mới nhất theo Luật Dược được chia sẻ bởi Sàn Dược Phẩm. Hy vọng bạn đọc có thể áp dụng những thông tin hữu ích trên vào trong thực tế để quá trình mở quầy thuốc được diễn ra trơn tru, suôn sẻ nhất. 

>> Quy định mở quầy thuốc năm 2023 đầy đủ và chính xác nhất

Sàn dược phẩm

Giỏ hàng

Đặt hàng Tài khoản Đơn hàng Khuyến mại